ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN ĐẦU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TIÊM BEVACIZUMAB DƯỚI KẾT MẠC TRÊN BỆNH NHÂN CÓ TÂN MẠCH GIÁC MẠC

Nguyễn Ngọc Quế Hương1,, Đoàn Kim Thành1, Lâm Minh Vinh1, Lê Nhật Minh1,2, Trần Công Anh1,2, Lê Minh Tuấn1,3
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh
3 Hội Nhãn Khoa Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả làm giảm tân mạch giác mạc bằng phương pháp tiêm bevacizumab dưới kết mạc trước phẫu thuật ghép giác mạc. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả loạt ca tiến cứu gồm 10 mắt của 10 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật ghép giác mạc. Mỗi mắt được tiêm 3 liều bevacizumab 2,5 mg/0,1 mL cách nhau một tháng. Theo dõi và đánh giá lâm sàng trong 3 tháng sau tiêm. Kết quả: Tân mạch giác mạc giảm dần qua các thời điểm theo dõi và giảm đáng kể sau 3 tháng. Diện tích tân mạch giảm từ 6,49 ± 4,16% xuống 4,71 ± 3,82% (giảm 28,29 ± 14,91%, p=0,01), diện tích vùng chứa tân mạch giảm từ 61,84 ± 22,08% xuống 59,31 ± 23,20% (giảm 4,58 ± 7,78%, p=0,06), đường kính mạch máu trung bình giảm từ 0,062 ± 0,014 mm xuống 0,056 ± 0,017 mm (giảm 11,18 ± 12,62%, p=0,01), mức độ tân mạch giảm từ 7,30 ± 3,43 xuống 6,90 ± 3,70 giờ đồng hồ (giảm 6,79 ± 14,91%, p=0,005). Biến chứng tại chỗ duy nhất quan sát được là xuất huyết dưới kết mạc tại vị trí tiêm chiếm 10%. Ngoài ra, không ghi nhận biến chứng toàn thân. Kết luận: Các kết quả ngắn hạn cho thấy tiêm bevacizumab dưới kết mạc có thể được ứng dụng an toàn và hiệu quả trong điều trị tân mạch giác mạc trước phẫu thuật ghép giác mạc, gợi ý một phương pháp cải thiện tiên lượng ghép giác mạc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Lee P, Wang CC, Adamis AP. Ocular neovascularization: an epidemiologic review. Survey of ophthalmology. 1998;43(3):245-269.
2. Đạt NT. Đánh giá kết quả ghép giác mạc tại bệnh viện mắt từ 2012 đến 2022. Luận án Bác sĩ nội trú. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 2023;
3. Hos D, Le VNH, Hellmich M, et al. Risk of corneal graft rejection after high-risk keratoplasty following fine-needle vessel coagulation of corneal neovascularization combined with bevacizumab: a pilot study. Transplantation Direct. 2019;5(5)
4. Benayoun Y, Adenis J-P, Casse G, Forte R, Robert P-Y. Effects of subconjunctival bevacizumab on corneal neovascularization: results of a prospective study. Cornea. 2012; 31(8):937-944.
5. Bahar I, Kaiserman I, McAllum P, Rootman D, Slomovic A. Subconjunctival bevacizumab injection for corneal neovascularization. Cornea. 2008;27(2):142-147.
6. Agarwal S, Angayarkanni N, Iyer G, et al. Clinico-biochemical correlation of the effect of subconjunctival bevacizumab for corneal neovascularization. Cornea. 2014;33(10):1016-1021.
7. Chu H-S, Hu F-R, Yang C-M, et al. Subconjunctival injection of bevacizumab in the treatment of corneal neovascularization associated with lipid deposition. Cornea. 2011; 30(1):60-66.
8. Shah SSA. Efficacy of subconjunctival injection of bevacizumab in regressing corneal neovascularisation. Journal of the College of Physicians and Surgeons Pakistan. 2019;29(5): 430-434.
9. You IC, Kang IS, Lee SH, Yoon KC. Therapeutic effect of subconjunctival injection of bevacizumab in the treatment of corneal neovascularization. Acta ophthalmologica. 2009;87(6): 653-658.