ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U XƠ TỬ CUNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẮT TỬ CUNG TOÀN PHẦN QUA NGẢ BỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2024

Bành Dương Yến Nhi1, Trần Thị Sơn Trà2, Nguyễn Minh Vũ1, Nguyễn Minh Nghiêm1, Chung Cẩm Ngọc1, Nguyễn Hửu Phước1, Đoàn Dũng Tiến3, Hoàng Minh Tú3,
1 Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ
2 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đánh giá toàn diện kết quả lâm sàng và hậu phẫu ở bệnh nhân cắt tử cung toàn phần (CTCTP) qua ngả bụng vì u xơ tử cung (UXTC) không chỉ giúp xác định hiệu quả điều trị, mà còn giúp nhận diện các yếu tố nguy cơ, cải thiện quy trình phẫu thuật, nâng cao hiệu quả điều trị và tối ưu hóa sự hồi phục. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị UXTC bằng phương pháp CTCTP qua ngả bụng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 47 trường hợp CTCTP qua ngả bụng tại khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ từ tháng 01/2024 đến tháng 11/2024. Kết quả: Đa số bệnh nhân không hoặc ít đau sau mổ, tỷ lệ phục hồi vận động dưới 24 giờ hậu phẫu là 31,9%. Không ghi nhận tai biến trong phẫu thuật. Biến chứng trong thời gian nằm viện gồm: 12,8% liệt ruột, 2,1% sốt không rõ nguyên nhân. Có mối liên quan giữa thời gian phẫu thuật và tình trạng xơ dính trong ổ bụng. Kết luận: Phẫu thuật CTCTP qua ngả bụng là một phương pháp điều trị hiệu quả, triệt để và an toàn đối với UXTC, đặc biệt trong các trường hợp thất bại với các phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Lê Đức Thọ, Nông Hoàng Lê và Nguyễn Thị Nga (2022), “Kết quả phẫu thuật nội soi cắt tử cung toàn phần trong điều trị u xơ tử cung tại Khoa Phụ sản Bệnh viện TW Thái Nguyên năm 2020-2021”, Tạp chí Y học Việt Nam, 514(1), https://doi.org/10.51298/vmj.v514i1.2517.
2. Hoàng Thị Thanh Thủy và Đỗ Tuấn Đạt (2022), “Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân u xơ tử cung có chỉ định cắt tử cung hoàn toàn qua nội soi tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội”, Tạp chí Y học Việt Nam, 516(4), https://doi.org/10.51298/ vmj.v516i1.2966.
3. Nguyễn Nguyên Khải (2023), Đánh giá kết quả điều trị và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật cắt tử cung toàn phần qua ngả bụng do u xơ tử cung tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021-2023, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, https://doi.org/10.51298/vmj. v523i1.4389.
4. Hà Văn Huy và các cộng sự (2023), “Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật cắt tử cung điều trị u xơ tử cung kích thước lớn tại Bệnh viện Quân Y 103”, Tạp chí Y học Việt Nam, 524(2), https://doi.org/ 10.51298/vmj.v524i2.4698.
5. Tamrakar, S. R. (2019), "A Comparative Study Of Surgical Outcome In Different Approaches For Hysterectomy", Journal of Nepalgunj Medical College, 17, pp. 28-33. DOI: https://doi.org/10. 3126/jngmc.v17i1.25312.
6. Kumara, S. K. W. R. and Hemapriya, S. (2021), "Outcome assessment of total abdominal hysterectomy vs ascending vaginal hysterectomy", Sri Lanka Journal of Obstetrics and Gynaecology, http://doi.org/10.4038/ sljog.v43i2.7995.
7. He Hongying et al. (2016). "Comparison of the short-term and long-term outcomes of laparoscopic hysterectomies and abdominal hysterectomies: a case study of 4,895 patients in the Guangxi Zhuang Autonomous Region, China", Chinese Journal of Cancer Research. 28(2), p. 187, 10.21147/j.issn.1000-9604.2016.02.06.
8. Gingold, Julian A, et al. (2019). "Perioperative interventions to minimize blood loss at the time of hysterectomy for uterine leiomyomas: a systematic review and meta-analysis", Journal of Minimally Invasive Gynecology. 26(7), pp. 1234-1252. e1, https://doi.org/10.1016/j.jmig. 2019.04.021.
9. Nagata, Hiroki, et al. (2019), "Comparison of total laparoscopic hysterectomy with abdominal total hysterectomy in patients with benign disease: a retrospective cohort study", Yonago Acta Medica, 62(4), pp. 273-277, https://doi.org/ 10.33160/yam.2019.11.002.
10. Elmizzadeh, Khadijeh et al. (2022). "Comparing the outcomes of fast-track hysterectomy and routine abdominal hysterectomy," Journal of Obstetrics, Gynecology and Cancer Research, 7(3), pp. 158-164, https://doi.org/10.30699/jogcr.7.3.158.