ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG TIÊU CHẢY KÉO DÀI Ở TRẺ NHŨ NHI CÓ MẸ MẮC COVID-19 THAI KỲ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh được thực hiện tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 7/2022 đến tháng 7/2023 trên 158 trẻ nhũ nhi mắc tiêu chảy kéo dài (62 trẻ có mẹ mắc COVID-19 thai kỳ và 96 trẻ có mẹ không mắc). Phân tích đa biến sau hiệu chỉnh các yếu tố nhiễu cho thấy nhóm có mẹ mắc COVID-19 thai kỳ có nguy cơ cao hơn có ý nghĩa thống kê về các đặc điểm: phân nhiều nhầy (aOR=2,2; 95% CI: 1,3-3,7; p=0,003), số lần đi ngoài ≥ d6 lần/ngày (aOR=2,0; 95% CI: 1,2-3,3; p=0,009), và tiền sử mắc bệnh trong 2 tháng đầu (aOR=1,9; p=0,008). Các đặc điểm khác như phân typ 5A/5B (aOR=1,8), phân có máu (aOR=1,7), thiếu máu (aOR=1,7) và thiếu sắt (aOR=1,8) cũng có nguy cơ cao hơn (p<0,05). Những phát hiện này gợi ý sự tồn tại của một vòng xoắn bệnh lý, trong đó rối loạn hệ vi sinh đường ruột và suy giảm miễn dịch do COVID-19 thai kỳ có thể dẫn đến và duy trì tình trạng viêm mạn tính ở trẻ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
COVID-19 thai kỳ, tiêu chảy kéo dài, hệ vi sinh vật đường ruột, tình trạng viêm, vi chất dinh dưỡng.
Tài liệu tham khảo

2. Das JK, Padhani ZA, Bhutta ZA. Persistent Diarrhea in Children in Developing Countries. In: Guandalini S, Dhawan A, eds. Textbook of Pediatric Gastroenterology, Hepatology and Nutrition. Springer; 2022:231-240.

3. Leftwich HK, Morris BM, Prater KN, et al. The microbiota of pregnant women with SARS-CoV-2 and their infants. Microbiome. 2023;11(1):141.

4. Jácome Á, Castañeda-Orjuela C, Barahona N. Indirect effects of the SARS CoV-2 pandemic on breastfeeding prevalence. Biomédica. 2021;41(Sp2):118-129.

5. Vu NT, Le VP, Le HC, et al. Etiology and epidemiology of diarrhea in children in Hanoi, Vietnam. Int J Infect Dis. 2006;10:298-308.

6. Nguyễn TC, Phạm VPT, Lê TMA, Nguyễn TDC, Đào TTC, Trương TPN. Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ tiêu chảy kéo dài ở trẻ em. Tạp chí Nhi Khoa. 2023;16(2):15-22.

7. Bogaert D, van Beveren GJ, de Koff EM, et al. Mother-to-infant microbiota transmission and infant microbiota development across multiple body sites. Cell Host Microbe. 2023;31(3):447-460.

8. Kloc M, Ghobrial RM, Kuchar E, Lewicki S, Kubiak JZ. Development of child immunity in the context of COVID-19 pandemic. Clin Immunol. 2020;217:108510.

9. Sturrock S, Ali S, Gale C, Battersby C, Le Doare K. Neonatal outcomes and indirect consequences following maternal SARS-CoV-2 infection in pregnancy: a systematic review. BMJ Open. 2023;13(3):e063052.

10. Matyas M, Valeanu M, Hasmasanu M, et al. The Effect of Maternal SARS-CoV-2 Infection on Neonatal Outcome. Children. 2023;10(5):771.
