ĐIỀU TRỊ THUỐC HẠ ĐƯỜNG HUYẾT TRÊN NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 MỚI CHẨN ĐOÁN

Nguyễn Văn Sĩ1,2,, Nguyễn Ngọc Thanh Tuyền1, Nguyễn Thị Ngọc Bích2, Đinh Quốc Bảo1
1 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Đái tháo đường type 2 là yếu tố nguy cơ tim mạch phổ biến tại Việt Nam. Khởi đầu điều trị thuốc hạ đường huyết theo khuyến cáo ngay tại thời điểm chẩn đoán giúp kiểm soát đường huyết và cải thiện tiên lượng. Do hầu hết các thuốc hạ đường huyết, ngoại trừ insulin, làm giảm HbA1c tương tự nhau nhưng khác biệt về độ an toàn và cơ chế tác động sinh lý bệnh. Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện để xác định tỉ lệ chỉ định các thuốc hạ đường huyết và sự phù hợp với khuyến cáo hiện hành trên người bệnh đái tháo đường type 2 mới chẩn đoán. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên người bệnh đái tháo đường type 2 được chẩn đoán trong vòng 6 tháng tại phòng khám Nội tiết và phòng khám Y học gia đình, bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Đơn thuốc được ghi nhận tại thời điểm người bệnh đến thăm khám. Sự phù hợp với khuyến cáo điều trị thuốc hạ đường huyết được đánh giá dựa trên phác đồ điều trị của Bộ Y tế Việt Nam năm 2020 và Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA: American Diabetes Association) năm 2022. Kết quả: 275 người bệnh đái tháo đường type 2 mới chẩn đoán tham gia nghiên cứu. Tỉ lệ chỉ định các thuốc hạ đường huyết bao gồm metformin, sulfonylurea, ức chế DPP-4, ức chế SGLT2, đồng vận GLP-1, ức chế α – glucosidase, meglitinide, insulin lần lượt là: 84%, 22,9%, 58,5%, 16%, 0,4%, 0,4%, 1,5%, 10,2%. Đa số người bệnh sử dụng phác đồ phối hợp thuốc hạ đường huyết. Nghiên cứu ghi nhận 96% người bệnh được điều trị thuốc hạ đường huyết ngay khi có chẩn đoán, 20,5% chỉ định insulin trên người bệnh có HbA1c ≥9% hoặc đường huyết đói rất cao ≥300 mg/dL và 25% lựa chọn thuốc ức chế SGLT2 và/hoặc thuốc đồng vận GLP-1 phù hợp với khuyến cáo. Trong số người bệnh điều trị thuốc hạ đường huyết đường uống, có 5 người bệnh không được chỉ định hợp lý về liều dùng của linagliptin. Kết luận: Điều trị thuốc hạ đường huyết theo khuyến cáo trên người bệnh đái tháo đường type 2 mới chẩn đoán cần được tối ưu hơn, đặc biệt ở các nhóm thuốc ức chế SGLT-2 và đồng vận GLP-1.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

IDF Diabetes Atlas. 102. International Diabetes Federation. 2021.
2. Biswas T, Trần Nam, Hoàng Thị Mỹ Hạnh và cộng sự. Type 2 diabetes and hypertension in Vietnam: a systematic review and meta-analysis of studies between 2000 and 2020. BMJ open. Aug 8 2022;12(8) :e052725. doi:10.1136/ bmjopen-2021-052725.
3. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2 (Ban hành kèm theo Quyết định số 5481/QĐ-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2020).
4. American Diabetes Association Professional Practice Committee. Pharmacologic Approaches to Glycemic Treatment: Standards of Medical Care in Diabetes 2022. Diabetes Care. 2021;45(Supplement_1):S125-S143. doi:10.2337/ dc22-S009.
5. Trần Lệ Hằng. Khảo sát việc sử dụng các thuốc ức chế SGLT2 trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.Luận văn thạc sĩ Dược học. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh; 2023. Accessed 10/11/2024. https://library. ump.edu.vn/opac/search/Eview/index.asp
6. Bộ Y tế. Dược thư quốc gia Việt Nam. 2022.
7. Nguyễn Thy Khuê, Diệp Thị Thanh Bình, Nguyễn Khoa Diệu Vân và cộng sự. A cross – sectional study to evaluate diabetes management, control and complications in 1631 patients with type 2 diabetes mellitus in Vietnam (DiabCare Asia). International Journal of Diabetes in Developing Countries. 2020/03/01 2020;40(1):70-79. doi:10.1007/s13410-019-00755-w.
8. Võ Thị Tuyết Trâm. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thống Nhất năm 2020.Luận văn thạc sĩ Dược học. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh; 2020. Accessed 05/08/2024. https://library.ump.edu.vn/opac/ search/Eview/index.asp
9. Matthews D, Del Prato S, Mohan V, et al. Insights from VERIFY: Early Combination Therapy Provides Better Glycaemic Durability Than a Stepwise Approach in Newly Diagnosed Type 2 Diabetes. Diabetes therapy: research, treatment and education of diabetes and related disorders. Nov 2020;11(11):2465-2476. doi:10.1007/ s13300-020-00926-7.
10. Luo S, Zheng X, Bao W, et al. Real-world effectiveness of early insulin therapy on the incidence of cardiovascular events in newly diagnosed type 2 diabetes. Signal transduction and targeted therapy. Jun 6 2024;9(1):154. doi:10.1038/s41392-024-01854-9.