MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG GIẢM LIỀU THUỐC SINH HỌC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP TẠI TRUNG TÂM CƠ XƯƠNG KHỚP BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá một số yếu tố liên quan đến tình trạng giảm liều thuốc sinh học trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả theo dõi dọc hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 64 bệnh nhân được chẩn đoán viêm khớp dạng thấp theo tiêu chuẩn ACR 1987 hoặc ACR/EULAR 2010 được điều trị bằng các thuốc sinh học- bDMARD (infliximab, adalimumab, golimumab tiêm dưới da và tocilizumab) tại trung tâm Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2017 đến tháng 6/2024. Kết quả: Tỷ lệ giảm liều trong nhóm nghiên cứu là 76,6%, trong nhóm giảm liều có các nguyên nhân hàng đầu là do có đáp ứng với thuốc 61,2%, tác dụng phụ 53,1%, hết thuốc 44,9%, COVID-19 10,2%. Tất cả các bệnh nhân đều được giảm liều bằng phương pháp tăng khoảng thời gian giữa các đợt dùng thuốc. Số lượng csDMARD đã sử dụng ở nhóm giảm liều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm nhận liều tiêu chuẩn (1,7 với 1,2, p =0,03). Nhóm giảm liều sớm hơn so với khuyến cáo có tuổi trung bình thấp hơn so với nhóm giảm liều đúng theo khuyến cáo, khác biệt có ý nghĩa thống kế (42,9 với 56,8, p=0,01). Tỷ lệ giảm liều đúng khuyến cáo cao nhất với golimumab và tocilizumab với các tỷ lệ lần lượt là 84,6 và 83,3%. Kết luận: Đáp ứng với thuốc là nguyên nhân chính dẫn đến giảm liều thuốc sinh học. Tất cả bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều giảm liều bằng cách giãn thời gian dùng thuốc. Số lượng csDMARD đã dùng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giảm liều trong khi tuổi của bệnh nhân tại thời điểm dùng thuốc sinh học có liên quan đến khả năng tuân thủ giảm liều theo khuyến cáo.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm khớp dạng thấp, DMARD sinh học, giảm liều, bùng phát bệnh, bệnh viện Bạch Mai
Tài liệu tham khảo

2. Fraenkel L, Bathon JM, England BR et al. 2021 American College of Rheumatology Guideline for the Treatment of Rheumatoid Arthritis. Arthritis Care Res (Hoboken) 2021; 73(7):924-939.

3. Smolen JS, Landewe RBM, Bergstra SA et al. EULAR recommendations for the management of rheumatoid arthritis with synthetic and biological disease-modifying antirheumatic drugs: 2022 update. Ann Rheum Dis 2023; 82(1):3-18.

4. Dierckx S, Sokolova T, Lauwerys BR et al. Tapering of biological antirheumatic drugs in rheumatoid arthritis patients is achievable and cost-effective in daily clinical practice: data from the Brussels UCLouvain RA Cohort. Arthritis Res Ther 2020; 22(1):96.

5. Brahe CH, Krabbe S, Ostergaard M et al. Dose tapering and discontinuation of biological therapy in rheumatoid arthritis patients in routine care - 2-year outcomes and predictors. Rheumatology (Oxford) 2019; 58(1):110-119.

6. Loh MY, Jones CJ, Peall A, Trickey J. E075 Predictive factors for successful biologic disease-modifying anti-rheumatic drugs dose tapering in rheumatoid arthritis. Rheumatology 2023; 62(Supplement_2).

7. Verhoef LM, Tweehuysen L, Hulscher ME, Fautrel B, den Broeder AA. bDMARD Dose Reduction in Rheumatoid Arthritis: A Narrative Review with Systematic Literature Search. Rheumatol Ther 2017; 4(1):1-24.

8. Yip RML, Yim CW. Role of Interleukin 6 Inhibitors in the Management of Rheumatoid Arthritis. J Clin Rheumatol 2021; 27(8):e516-e524.
