GIÁ TRỊ THANG ĐIỂM H2FPEF VÀ HFA-PEFF Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI TĂNG HUYẾT ÁP CÓ PHÂN SUẤT TỐNG MÁU THẤT TRÁI (EF) ≥50%

Nguyễn Đức Tiến1,2,, Đỗ Doãn Lợi2, Phạm Minh Tuấn2,3, Nguyễn Đình Quân1, Hoàng Lê Minh1
1 Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tỷ lệ suy tim có phân suất tống máu thất trái trong giới hạn bình thường EF ≥ 50%, Hai thang điểm HFA-PEFF (ESC 2019) và H2FPEF (ACC/AHA 2018) được thiết kế nhằm ước đoán khả năng mắc HFpEF ở các đối tượng nghi ngờ, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá giá trị của thang điểm HFA-PEF và H2FPEF trên các bệnh nhân cao tuổi mắc tăng huyết áp. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân cao tuổi mắc tăng huyết áp tại Viện Tim mạch Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9/2023 đến tahsng 9/2024. Kết quả: Trong 130 bệnh nhân có tỷ lệ nam/nữ: 1/1, nhóm tuổi 65 – 80 tuổi chiếm ưu thế với 64,7%. Điểm HFA-PEF trung bình: 3,96 ± 1,49 điểm với điểm cao nhất: 6 điểm, thấp nhất: 0 điểm, tỷ lệ điểm trung bình: 54,9%, tỷ lệ điểm cao: 42,1%. Điểm H2F-PEF: 3,2 ± 1,71 điểm với điểm cao nhất 9 điểm, thấp nhất: 1 điểm, tỷ lệ điểm trung bình: 76,7%, tỷ lệ điểm cao: 12,8%, phân bố điểm giữa 2 thang điểm khác nhau có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. 2 thang điểm cũng không cho thấy sự phù hợp trong mức độ chẩn đoán HfpEF với hệ số Kappa: 0,035 với p< 0,05. Kết luận: Hai thang điểm H2FPEEF và HFA-PEF có thể dùng trong sàng lọc tình trạng HfpEF ở các bệnh nhân cao tuổi mắc tăng huyết áp, tuy nhiên sự phù hợp trong chẩn đoán 2 thang điểm này còn tương đối thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Minh HV, Poulter NR, Viet NL, et al. Blood pressure screening results from May Measurement Month 2019 in Vietnam. Eur Heart J Suppl. 2021; 23(Supplement_B):B154-B157. doi: 10.1093/eurheartj/suab035
2. Tromp J, Teng T, Tay WT, et al. Heart failure with preserved ejection fraction in Asia. Eur J Heart Fail. 2019;21(1):23-36. doi:10.1002/ ejhf.1227
3. Soufi Taleb Bendiab N, Meziane-Tani A, Ouabdesselam S, et al. Factors associated with global longitudinal strain decline in hypertensive patients with normal left ventricular ejection fraction. Eur J Prev Cardiol. 2017;24(14):1463-1472. doi:10.1177/2047487317721644
4. Hoàng Văn Kỳ. Khảo sát thang điểm H2FPEF Ở người bệnh tăng huyết áp có Phân suất tống máu thất trái (ef) ≥ 50%. Luận văn Chuyên khoa cấp II - Trường Đại học Y Hà Nội - 2022.
5. Suzuki S, Kaikita K, Yamamoto E, et al. H2 FPEF score for predicting future heart failure in stable outpatients with cardiovascular risk factors. ESC Heart Fail. 2020;7(1):66-75. doi:10.1002/ ehf2.12570
6. Nikorowitsch J, Bei Der Kellen R, Kirchhof P, et al. Applying the ESC 2016, H2 FPEF, and HFA‐PEFF diagnostic algorithms for heart failure with preserved ejection fraction to the general population. ESC Heart Fail. 2021;8(5):3603-3612. doi:10.1002/ehf2.13532
7. Lee JH, Kim KI, Cho MC. Current status and therapeutic considerations of hypertension in the elderly. Korean J Intern Med. 2019;34(4):687-695. doi:10.3904/kjim.2019.196