KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN BỎNG KẾT GIÁC MẠC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm lâm sàng và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nặng của bệnh nhân bỏng kết giác mạc được điều trị tại Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 43 trường hợp bỏng mắt, trong đó ghi nhận 61 mắt bị tổn thương được khám điều trị tại khoa Giác mạc và khoa Cấp cứu Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2024 đến tháng 08/2024. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 43,19 ± 14,23 tuổi, tỉ số nam:nữ là 4,38:1. Nghề nghiệp liên quan lao động chân tay chiếm tỉ lệ 81,40%. Tai nạn lao động chiếm 67,44%, tai nạn sinh hoạt chiếm 32,56%. 90,70% trường hợp có xử trí ban đầu, trong đó có 66,67% trường hợp xử trí phù hợp. 71,79% trường hợp tự sơ cứu bằng nước sạch có sẵn tại chỗ. 100% trường hợp không mang kính bảo hộ. Tác nhân kiềm: a-xít là 3:1. Trong nhóm bỏng do kiềm, việc sơ cứu phù hợp ban đầu giúp làm giảm độ pH (p < 0,05). Các trường hợp vào viện sớm trước 24 giờ có thị lực ban đầu tốt hơn (p < 0,05). 65,57% có tổn thương biểu mô kết mạc, trong đó 87,50% có tổn thương ≤ 50% diện tích kết mạc cùng đồ và kết mạc nhãn cầu. 44,26% mắt có phù kết mạc. 48,18% có tổn thương vùng rìa, trong đó có 93,34% khiếm dưỡng từ 6 cung giờ trở xuống. 95,08% có tổn thương biểu mô giác mạc, trong đó có 59,01% tổn thương dưới 1/2 tổng diện tích giác mạc. 44,26% có phù đục nhu mô giác mạc. Vị trí tổn thương chủ yếu ở phía dưới đối với tổn thương kết mạc – vùng rìa, vị trí tổn thương chủ yếu ở trung tâm và phía dưới đối với tổn thương giác mạc. 4,92% trường hợp ghi nhận tăng nhãn áp, 9,84% trường hợp ghi nhận có bỏng da mi. Bảng phân độ Roper-Hall có khuynh hướng tiên lượng nhẹ hơn so với bảng phân độ Dua (p < 0,05). Các yếu tố có mối liên hệ với mức độ nặng của bỏng theo phân độ Roper-Hall là thời gian vào viện, thị lực lúc vào, tổn thương biểu mô giác mạc, tổn thương biểu mô kết mạc, bỏng da mi. Các yếu tố có mối liên hệ với mức độ nặng của bỏng theo phân độ Dua là thời gian vào viện, thị lực lúc vào, tổn thương biểu mô giác mạc, phù kết mạc, bỏng da mi. Kết luận: Bỏng kết giác mạc thường gặp ở nam, độ tuổi lao động, tác nhân thường gặp là kiềm, đa số trường hợp có tự sơ cứu tại chỗ, việc sơ cứu phù hợp ban đầu giúp làm giảm độ pH. Các yếu tố có ảnh hưởng đánh giá mức độ nặng của bỏng là thời gian vào viện, thị lực lúc vào, tổn thương biểu mô giác mạc, tổn thương biểu mô kết mạc, bỏng da mi, phù kết mạc.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bỏng mắt, các yếu tố ảnh hưởng tiên lượng.
Tài liệu tham khảo

2. Xie Y, Tan Y, Tang S. Epidemiology of 377 patients with chemical burns in Guangdong province. Burns. 2004;30(6):569-572.

3. Eröz P, Özer Ö, Güçlü ES, Baysal Z, Doğan L. Evaluation of Prognostic Factors in Adult Chemical Corneal Injury. Journal of Craniofacial Surgery. 2024:10.1097.

4. Wang F, Cheng J, Zhai H, Dong Y, Li H, Xie L. Correlation analysis of the clinical features and prognosis of acute ocular burns—exploration of a new classification scheme. Graefe's archive for clinical and experimental ophthalmology. 2020;258:147-155.

5. Lu Z, Chu T, Yang Z-H, et al. Epidemiological features and management of eye burn patients in Wuxi, China. BMJ Open Ophthalmology. 2023;8(1):e001171.

6. Allen NE, Crawford AZ, McGhee CN, Meyer JJ. Chemical eye injuries: a 10 year retrospective review of acute presentations and clinical outcomes in Auckland, New Zealand. Scientific reports. 2024;14(1):8264.

7. Ghosh S, Salvador-Culla B, Kotagiri A, et al. Acute chemical eye injury and limbal stem cell deficiency—a prospective study in the United Kingdom. Cornea. 2019;38(1):8-12.

8. Phan Thị Bảo V. Khảo sát đặc điểm tổn thương bề mặt nhãn cầu và thị lực ở bệnh nhân bỏng mắt do hóa chất. 2016;

9. Quesada JM-A, Lloves JM, Delgado DV. Ocular chemical burns in the workplace: Epidemiological characteristics. Burns. 2020;46(5):1212-1218.

10. Bizrah M, Yusuf A, Ahmad S. Adherence to treatment and follow-up in patients with severe chemical eye burns. Ophthalmology and therapy. 2019;8:251-259.
