NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG LO ÂU CỦA CHA MẸ TRẺ TRƯỚC PHẪU THUẬT TIM BẨM SINH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ và mức độ lo âu của cha mẹ trẻ trước phẫu thuật tim bẩm sinh và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang trên 252 cha mẹ trẻ dưới 16 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh tim bẩm sinh có chỉ định phẫu thuật tại bệnh viện Tim Hà Nội từ tháng 9/2023 đến tháng 9/2024. Tình trạng lo lắng của cha mẹ được đo bằng thang đo tình trạng lo lắng The State -Trait Anxiety Inventory (STAI) phiên bản tiếng Việt gồm 20 câu hỏi. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bố mẹ tham gia nghiên cứu này là 32,1 tuổi; tỷ lệ mẹ tham gia chăm sóc trẻ là cao hơn so với bố (59,5% so 40,5%). Đa số bố mẹ tham gia nghiên cứu có trình độ học vấn ở mức THPT (36,9%) và làm nghề tự do (44,4%). Tỷ lệ lo lắng chung của cha mẹ trong vòng 24 giờ trước khi trẻ được phẫu thuật là 56,7%. Mô hình hồi quy logistic cho thấy: nhóm cha mẹ có trình độ học vấn dưới PTTH có nguy cơ lo lắng cao gấp 2,7 lần so với nhóm cha mẹ có trình độ từ PTTH trở lên (aOR=2,7; KTC 95%: 1,24 – 6,04); nhóm cha mẹ có con nhập viện lần đầu tiên có nguy cơ lo lắng cao gấp 3,6 lần so với nhóm cha mẹ có con đã từng phải nhập viện điều trị nội trú từ 2 lần trở lên (aOR=3,6; KTC 95%: 1,48 – 8,75); nhóm cha mẹ có đặc điểm nhân cách lo lắng nhiều có nguy cơ lo lắng trước khi con họ được phẫu thuật cao gấp 5 lần so với nhóm cha mẹ có đặc điểm nhân cách lo lắng ít hoặc không (aOR=0,2; KTC 95%: 0,08-0,31). Kết luận: Đa số cha mẹ trẻ đều lo lắng trước khi con được phẫu thuật tim bẩm sinh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tình trạng lo lắng, cha mẹ trẻ được phẫu thuật tim bẩm sinh, yếu tố liên quan
Tài liệu tham khảo

2. Green, A., Lee, P., & Kim, S. (2020). Ethnic disparities in parental anxiety and access to healthcare services. Public Health Journal, 45(3), 205-212. https://doi.org/10.1016/j.puhj.2019. 12.003


3. Harrison, M., Martinez, A., & Nguyen, T. (2019). The impact of clear communication on parental anxiety in pediatric settings. Healthcare Communication Research, 12(1), 45-57. https://doi.org/10.1177/123456789


4. Hoffman, B., Wang, L., & Johnson, R. (2018). Socioeconomic and educational factors affecting parental stress in hospital environments. International Journal of Healthcare Studies, 14(4), 289-298.

5. Johnson, P., & Wang, T. (2018). Factors influencing parental anxiety in pediatric care: A cross-sectional study. BMC Pediatrics, 18(1), 210. https://doi.org/10.1186/s12887-018-1167-3


6. Kim, Y., Lee, S., & Park, H. (2021). Parental stress and anxiety: The role of child’s age and medical complexity. Pediatric Psychology Quarterly, 36(1), 12-25. https://doi.org/10.1037/ ppm0000456


7. Lee, R., Martinez, J., & Kim, S. (2019). The role of personality traits in predicting parental anxiety. Psychology and Health, 34(7), 835-848. https://doi.org/10.1080/08870446.2019.1603385


8. Martinez, A., Brown, P., & Nguyen, T. (2017). Financial assistance and parental stress in pediatric healthcare. Social Work in Health Care, 56(8), 684-698. https://doi.org/10.1080/ 00981389.2017.1328460


9. Nguyễn, T. M., Trần, Q. H., & Lê, V. N. (2020). Mối liên quan giữa lo lắng của cha mẹ và tình trạng sức khỏe của trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh. Tạp chí Y học Việt Nam, 465(12), 34-45.

10. Smith, J., & Jones, R. (2018). Gender differences in parental anxiety: A meta-analysis. Journal of Family Studies, 28(3), 212-225. https://doi.org/10.1177/1544417318

