NHIỄM HIV VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN LOÉT SINH DỤC TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TP. HỒ CHÍ MINH

Văn Thế Trung1,, Trần Lê Mai Thảo2
1 Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Loét sinh dục làm tăng nguy cơ nhiễm HIV và nhiễm HIV làm kéo dài thời gian lành vết loét sinh dục. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định tỷ lệ nhiễm HIV và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân loét sinh dục khám tại Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca được thực hiện trên bệnh nhân 18 tuổi trở lên được chẩn đoán loét sinh dục (LSD) đến khám tại Bệnh viện Da Liễu TPHCM từ tháng 01/2022 đến tháng 10/2023. Nguyên nhân LSD được chẩn đoán dựa vào lâm sàng và xét nghiệm PCR cho HSV-1 và HSV-2, xét nghiệm huyết thanh giang mai RPR, TPHA và nhuộm gram tìm H.ducreyi. Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm HIV khi có 3 xét nghiệm gồm 1 xét nghiệm nhanh và 2 xét nghiệm khẳng định khác nhau đều dương tính. Kết quả: Có 179 bệnh nhân loét sinh dục tham gia nghiên cứu gồm 119 bệnh nhân nam (chiếm tỷ lệ 66,5%) và 60 bệnh nhân nữ (chiếm tỷ lệ 33,5%). Tuổi dưới 35 chiếm tỷ lệ 67%. Tỷ lệ LSD do HSV-1, HSV-2 và giang mai I là 16,2%, 31,3% và 24,6%. Loét sinh dục không rõ nguyên nhân chiếm 28,5%. Có 12 bệnh nhân nhiễm HIV (6,7%). Tỷ lệ nhiễm HIV ở bệnh nhân LSD do giang mai I cao hơn có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ nhiễm HIV ở bệnh nhân LSD do nguyên nhân khác. Kết luận: Tỷ lệ đa số nguyên nhân do HSV và giang mai. Tỷ lệ nhiễm HIV chiếm 6,7%, trong đó loét sinh dục do giang mai có tỷ lệ nhiễm HIV cao có ý nghĩa thống kê so với nguyên nhân loét sinh dục khác. Nên tư vấn tầm soát xét nghiệm HIV ở bệnh nhân loét sinh dục, đặc biệt là loét sinh dục do giang mai.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Lê Mai Thảo, Nguyễn Tất Thắng, Văn Thế Trung. Hội chứng loét sinh dục trên bệnh nhân tại bệnh viện Da Liễu TPHCM”, tạp chí Y Học TPHCM. Số 1, năm 2016
2. Behets FM, Liomba G, Lule G, et al. Sexually transmitted diseases (STDs) and human immunodeficiency virus control in Malawi: afield study of genital ulcer disease. J Infect Dia 1995; 171:451–455.
3. Gomes Naveca F, Sabidó M., et al. Etiology of genital ulcer disease in a sexually transmitted infection reference center in Manaus, Brazilian Amazon. PLoS One. 2013 May 21;8(5):e63953.
4. Makasa, M., Fylkesnes, K. & Sandøy, I.F. Risk factors, healthcare- seeking and sexual behaviour among patients with genital ulcers in Zambia. BMC Public Health 12, 407 (2012).
5. Mungati M, Machiha A, Mugurungi O, et al. The Etiology of Genital Ulcer Disease and Coinfections With Chlamydia trachomatis and Neisseria gonorrhoeae in Zimbabwe: Results From the Zimbabwe STI Etiology Study. Sex Transm Dis. 2018;45(1):61-68.
6. Noda AA, et al. Etiology of Genital Ulcer Disease in Male Patients Attending a Sexually Transmitted Diseases Clinic: First Assessment in Cuba. Sex Transm Dis. 2016 Aug;43(8):494-7.
7. Prabhakar P, Narayanan P, Deshpande GR, et al. Genital ulcer disease in India: etiologies and performance of current syndrome guidelines. Sex Transm Dis. 2012 Nov;39(11):906-10.
8. Rompalo AM. Modification of syphilitic genital ulcer manifestations by coexistent HIV infection. Sex Transm Dis. 2001;28(8). 448-54