ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SINH HOẠT HÀNG NGÀY Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO TRÊN LỀU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đột quỵ não để lại nhiều di chứng nặng nề, trong đó sự giảm hoặc mất chức năng sinh hoạt hàng ngày là bước trở ngại đầu tiên trong việc người bệnh hòa nhập cộng đồng. Mục tiêu: cải thiện sự độc lập trong sinh hoạt hàng ngày. Đối tượng và phương pháp: Gồm 30 bệnh nhân (BN) đột quỵ nhồi máu não trên lều tại Trung tâm Phục hồi chức năng bệnh viện Bạch Mai teo chương trình hoạt động trị liệu về sinh hoạt hàng ngày. Kết quả: Tuổi trung bình 65,77 ± 10,15. Điểm Barthel trung bình trước điều trị 29,17 ± 8,62, điểm Barthel trung bình sau điều trị 1 tháng 62,83 ± 13,18, tăng 33,67 điểm. Về mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày: Khi vào viện, trong sinh hoạt hàng ngày có tỉ lệ bệnh nhân cần trợ giúp trung bình 80%, phụ thuộc hoàn toàn 20%, 0 bệnh nhân nào thuộc nhóm trợ giúp ít và độc lập hoàn toàn. Sau 1 tháng, 0 bệnh nhân phụ thuộc hoàn toàn, trợ giúp trung bình 36,7%, trợ giúp ít 60% và độc lập hoàn toàn 3,3%. Cụ thể trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày: Mức độ độc lập hoạt động ăn, tắm, vệ sinh đầu mặt, mặc quần áo dịch chuyển, di chuyển, lên xuống cầu thang lúc vào viện lần lượt là 23,3%, 0%, 23,3%, 0%, 0%, 0%, 0% sau 1 tháng can thiệp tỷ lệ độc lập trong hoạt động trên lần lượt là 70%, 13,3%, 86,7%, 13,3%, 3,3%, 6,7%, 3,3%. Kết luận: Phần lớn bệnh nhân có cải thiện về điểm Barthel và mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
hoạt động trị liệu, phục hồi chức năng, sinh hoạt hàng ngày
Tài liệu tham khảo
2. Lê Huy Cường (2008), “Đánh giá kết quả hoạt động trị liệu trong phục hồi chức năng vận động chi trên ở bệnh nhân tai biến chảy máu não trên lều”, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Y khoa, trường Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Kim Liên (2011), “ Nghiên cứu PHCN bàn tay trên bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não”, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Kamarul Imran, Thomas J. Keegan (2020), “The change of Barthel Index scores from thetime of discharge until 3-month postdischargeamong acute stroke patients inMalaysia: A random intercept model”, PMCID: PMC6301695.
5. Smith J.C.F., Walker M.F., Sunderland A., at el. (2010), An interrater reliability study of the Nottingham stroke Dressing Assessment, British Journal of Occupational Therapy, 1 – 2.
6. Adams R.D, Victor.M (1993), “Discases of the spinal cord, Principles of neurology”, New York , 1078 - 1116.