TÌNH TRẠNG ĐỘT BIẾN GEN EGFR TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN III, IV TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TỈNH THANH HÓA NĂM 2023-2024

Nguyễn Thị Thủy1,2,, Nguyễn Thị Ngần1, Trần Ngọc Anh1, Mai Thị Thùy1, Trần Văn Thiết1
1 Bệnh viện Ung Bướu Thanh Hóa
2 Trường Đại học Y Hà Nội Phân hiệu Thanh Hóa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ung thư phổi (UTP) là một trong những loại ung thư phổ biến hàng đầu ở Việt Nam, trong đó ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) là típ mô học phổ biến nhất, chiếm tới 80%. Các thuốc điều trị đích TKI được khẳng định có hiệu quả trên những bệnh nhân có đột biến EGFR. Tuy nhiên mức độ hiệu quả, tình trạng đáp ứng hay kháng các thế hệ khác nhau của TKI phụ thuộc vào loại đột biến EGFR. Do đó, xét nghiệm tìm đột biến EGFR ở bệnh nhân có vai trò quan trọng, phục vụ tiên lượng và điều trị bệnh. Mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ các loại đột biến gen EGFR trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III, IV. 2. Đánh giá mối liên quan giữa một số đặc điểm lâm sàng với tình trạng đột biến gen EGFR ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 219 trường hợp NSCLC giai đoạn III, IV có làm xét nghiệm tìm đột biến gen EGFR tại Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa từ 11/2023 đến 08/2024. Kết quả: Tỷ lệ đột biến gen EGFR trong nghiên cứu là 29,7%. Đột biến exon 19 (Del19) và exon 21 (L858R) là hai vị trí hay gặp nhất. Nữ giới có nguy cơ đột biến EGFR cao gấp 5,744 lần so với nam giới. Người không hút thuốc có nguy cơ đột biến EGFR cao gấp 6,407 lần so với người hút thuốc. Kết luận: Tỷ lệ đột biến EGFR ở nghiên cứu thấp hơn đa số các nghiên cứu trong nước. Mối liên quan giữa tình trạng đột biến EGFR với các đặc điểm lâm sàng của nghiên cứu tại Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa tương đồng với nhiều nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

International Agency for Research on Cancer (IARC). Global Cancer Observatory: Vietnam Population fact sheets. Published online 2022. https://gco.iarc.who.int/media/globocan/ factsheets/ populations/704-viet-nam-fact-sheet.pdf
2. Yoneda K, Tanaka F. Molecular Diagnosis and Targeting for Lung Cancer. In: Shimada Y, Yanaga K, eds. Molecular Diagnosis and Targeting for Thoracic and Gastrointestinal Malignancy. Current Human Cell Research and Applications. Springer Singapore; 2018:1-32. doi:10.1007/978-981-10-6469-2_1
3. Hoàng Văn Thịnh, Nguyễn Bùi Ngọc Diệp, Phạm Quang Thông. Khảo sát đặc điểm giải phẫu bệnh và đột biến gen EGFR trong 726 trường hợp ung thư phổi không tế bào nhỏ. Tạp Chí Học TP Hồ Chí Minh. 2017;21 Số 4 năm 2017:448-453.
4. Yatabe Y, Kerr KM, Utomo A, et al. EGFR mutation testing practices within the Asia Pacific region: results of a multicenter diagnostic survey. J Thorac Oncol Off Publ Int Assoc Study Lung Cancer. 2015;10(3): 438-445. doi:10.1097/JTO. 0000000000000422
5. Mai Trọng Khoa, Trần Đình Hà, Nguyễn Tiến Lung, Vũ Thị Thúy Quỳnh, Nguyễn Thuận Lợi, Phạm Cẩm Phương. Đột biến gen EGFR trong ung thư phổi không tế bào nhỏ: Kết quả phân tích trên 1451 bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai. Tạp Chí Học Việt Nam. 2018;471:293-300.
6. Jiang H, Zhu M, Li Y, Li Q. Association between EGFR exon 19 or exon 21 mutations and survival rates after first-line EGFR-TKI treatment in patients with non-small cell lung cancer. Mol Clin Oncol. 2019;11(3):301-308. doi:10.3892/ mco.2019.1881
7. Harrison PT, Vyse S, Huang PH. Rare epidermal growth factor receptor (EGFR) mutations in non-small cell lung cancer. Semin Cancer Biol. 2020;61:167-179. doi:10.1016/ j.semcancer.2019.09.015
8. Denis MG, Vallée A, Théoleyre S. EGFR T790M resistance mutation in non small-cell lung carcinoma. Clin Chim Acta Int J Clin Chem. 2015;444:81-85. doi:10.1016/j.cca.2015.01.039
9. Yu XJ, Chen G, Yang J, et al. Smoking alters the evolutionary trajectory of non-small cell lung cancer. Exp Ther Med. 2019;18(5):3315-3324. doi:10.3892/etm.2019.7958
10. Zhang Y, He D, Fang W, et al. The Difference of Clinical Characteristics Between Patients With Exon 19 Deletion and Those With L858R Mutation in Nonsmall Cell Lung Cancer. Medicine (Baltimore). 2015;94(44):e1949. doi:10.1097/MD. 0000000000001949