ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DI CĂN HẠCH NÁCH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ GIAI ĐOẠN I –IIIA ĐƯỢC PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Phạm Cẩm Phương1,2,3, Phạm Văn Thái1,2,, Phan Tùng Lâm3, Mai Trọng Khoa1,2, Nguyễn Quang Hùng3
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại Học Y Hà Nội
3 Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng di căn hạch nách và các yếu tố liên quan dự báo tình trạng di căn hạch nách của các bệnh nhân ung thư vú giai đoạn I –IIIA được phẫu thuật tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang trên 37 bệnh nhân ung thư vú giai đoạn I –IIIA được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú hoặc bảo tồn có vét hạch nách tại bệnh viện Bạch Mai từ  tháng 01/2021 đến tháng 01/2024. Kết quả: Đa số nhóm đối tượng nghiên cứu có tuổi ≥ 40 (83,7%). Khối u kích thước chủ yếu ở giai đoạn T1, T2 (94,6%),  nằm ở vị trí ¼ trên ngoài (67,6%), số hạch vét được sau phẫu thuật chủ yếu ít hơn 10 hạch, chiếm tỷ lệ 54,0%. Thể mô bệnh học hay gặp nhất là Carcinoma xâm nhập type NST (89,2%) với độ mô học chủ yếu là độ II 70,2(%). Đa số khối u chưa xâm nhập mạch máu, mạch bạch huyết và thần kinh (90,9%, 78,4% và  95,5%). Có 67,6% khối u có tình trạng ER(+), 64,9% có PR(+), 43,2% bộc lộ quá mức Her-2  và  đa  số  có  chỉ  số  Ki67  cao  (59,5%. T)ỷ lệ di căn hạch nách là 43,0% . Đánh giá hạch nách bằng lâm sàng có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp, tỷ lệ âm tính giả cao. Yếu tố ảnh hưởng đến di căn hạch nách là kích thước u với p < 0,05. Kết luận : Tỷ lệ di căn hạch nách trên các bệnh nhân UTV giai đoạn I –IIIA là 43,0%, trong đó có 24,3% số bệnh nhân di căn 1-3 hạch và 18,7% bệnh nhân di căn từ 4 hạch trở lên. Kích thước u là yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng di căn  hạch  nách với  p=0,045.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bray, Freddie, et al. "Global cancer statistics 2022: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries." CA: a cancer journal for clinicians 74.3 (2024): 229-263.
2. Kitajima M. Kitagawa Y. Fujii H. et al (2005). Credentialing of nuclear medicine physicians. surgeons and pathologists as a multidisciplinary team for selective sentinel lymphadenectomy. Cancer Treat Res. 127. 253–67.
3. Chua B. Ung O. Taylor R. et al (2001). Frequency and predictors of axillary lymph node metastases in invasive breast cancer. ANZ J Surg. 71. 723–8
4. Saleh S. Mona M and Mohammad E (2018). Frequency and Predictors of Axillary Lymph Node Metastases in Iranian Women with Early Breast Cancer. Asian Pac J Cancer Prev. 19(6): 1617–1620
5. Reger V, Beito H, Jolly P.C (1989), Factors affecting the incidence of lymph node metastases in small cancers of the breast, The American Journal of Surgery, 157 (5): 501-502.
6. Skinner KA, Lomis JT, Melvin et al (2001), Predicting axillary nodal positivity in 2282 patients with breast carcinoma, World Jour ofSurgery, 25(6): 767-72.
7. NCCN Clinical Practice Guidelines in Oncology (2024). Breast Cancer, V5.2024