MULTIPLEX PCR TRONG PHÁT HIỆN TÁC NHÂN GÂY TIÊU CHẢY KÉO DÀI NHIỄM KHUẨN TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Trần Minh Điển1,, Đặng Thuý Hà1, Nguyễn Mạnh Cường2, Phùng Thị Bích Thủy1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Học Viện Quân Y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tiêu chảy kéo dài nhiễm khuẩn ở trẻ em vẫn là thách thức trong chẩn đoán và điều trị tại các nước đang phát triển. Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 158 trẻ em mắc tiêu chảy kéo dài tại Bệnh viện Nhi Trung ương nhằm đánh giá hiệu quả của kỹ thuật Multiplex Real-time PCR trong chẩn đoán các tác nhân gây bệnh. Kết quả cho thấy 25,3% mẫu (40/158) dương tính với ít nhất một tác nhân gây bệnh, trong đó nhiễm vi khuẩn đơn thuần chiếm 47,5%, đồng nhiễm vi khuẩn-vi rút 30,0%, và nhiễm vi rút đơn thuần 22,5%. C. difficile là tác nhân phổ biến nhất (12 ca), tiếp theo là Norovirus (10 ca) và Campylobacter spp (9 ca), trong đó nhóm C. difficile có tỷ lệ sử dụng kháng sinh trước đó cao nhất (75%). Nghiên cứu khẳng định Multiplex Real-time PCR là công cụ hiệu quả trong chẩn đoán nguyên nhân tiêu chảy kéo dài ở trẻ em, cho phép phát hiện đồng thời nhiều tác nhân và xác định chính xác tỷ lệ đồng nhiễm, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hutton G, Haller L, Bartram J. Global cost-benefit analysis of water supply and sanitation interventions. J Water Health. 2007;5(4):481-502.
2. World Health Organization. Diarrhoeal disease. WHO website. https://www.who.int/ topics/diarrhoea. Accessed June 15, 2024.
3. Lee KS, Kang DS, Yu J, Chang YP, Park WS. How to do in persistent diarrhea of children?: concepts and treatments of chronic diarrhea. Pediatr Gastroenterol Hepatol Nutr. 2012;15(4): 229-236.
4. Ghoshal U, Tejan N. Rationale of using multiplex polymerase chain reaction (PCR) panels for etiological diagnosis of infective diarrhea in the tropics. Indian J Gastroenterol. 2018;37(5): 381-384.
5. McAuliffe GN, Anderson TP, Stevens M, et al. Systematic application of multiplex PCR enhances the detection of bacteria, parasites, and viruses in stool samples. J Infect. 2013;67(2): 122-129.
6. Wang C, Zhou X, Zhu M, et al. The application research of xTAG GPP multiplex PCR in the diagnosis of persistent and chronic diarrhea in children. BMC Pediatr. 2020;20(1):309.
7. Khare R, Espy MJ, Cebelinski E, et al. Comparative evaluation of two commercial multiplex panels for detection of gastrointestinal pathogens by use of clinical stool specimens. J Clin Microbiol. 2014;52:3667-3673.
8. McKay S, Gaudier E, Campbell DI, et al. Environmental enteropathy: new targets for nutritional interventions. Int Health. 2010;2(3): 172-180.
9. Kim J, Shaklee JF, Smathers S, et al. Risk factors and outcomes associated with severe clostridium difficile infection in children. Pediatr Infect Dis J. 2012;31(2):134-138.
10. Ochoa TJ, Ecker L, Barletta F, et al. Age-related susceptibility to infection with diarrheagenic Escherichia coli among infants from Periurban areas in Lima, Peru. Clin Infect Dis. 2009;49(11):1694-1702.