KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH CỦA VỠ PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG

Trần Minh Hoàng1,, Lương Thanh Bình1
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giới thiệu: Vỡ phình động mạch chủ bụng (VPĐMCB) là một bệnh lý phẫu thuật cấp cứu, có tỷ lệ tử vong cao nên chẩn đoán nhanh chóng và chính xác là cực kỳ quan trọng. Hiện nay, cắt lớp vi tính (CLVT) là phương tiện chính để đánh giá bệnh lý VPĐMCB vì khả năng khảo sát nhanh chóng, dễ thực hiện, cho độ chính xác cao ngày được ứng dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm hình ảnh của VPĐMCB trên CLVT, xác định giá trị chẩn đoán VPĐMCB của các đặc điểm hình ảnh chụp CLVT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, hồi cứu trên 69 bệnh nhân (BN) nghi vỡ phình động mạch chủ bụng được chụp cắt lớp vi tính và phẫu thuật tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2019 đến 06/2023. Những đặc điểm chụp CLVT này được tính toán tỷ lệ %, giá trị p, độ nhạy, độ đặc hiệu, AUC trong phân biệt VPĐMCB và không VPĐMCB. Kết quả: Nghiên cứu gồm 48 BN VPĐMCB và 21 BN không VPĐMCB. Chúng tôi ghi nhận được 8 đặc điểm hình ảnh có ý nghĩa trong phân biệt VPĐMCB và không VPĐMCB trong đó đường kính (ĐK) ngang lớn nhất (82,1 ± 25,5 mm vs 63,9 ± 11 mm, p=0,002), bề dày huyết khối bám thành (19,5 ± 10,1 mm vs 15,7 ± 5,5 mm, p=0,049). Tụ máu trong hoặc sau phúc mạc (PM) là đặc đặc điểm độ nhạy cao nhất là 97,9 %. Các đặc điểm mất liên tục thành mạch và thoát mạch thuốc tương phản đều có độ đặc hiệu cao nhất là 100 %. Các đặc điểm huyết khối tăng đậm độ hình liềm và vỡ được bao lại có độ nhạy thấp đều là 52,1 % nhưng độ đặc hiệu cao > 80%, lần lượt 90,5% và 81%. Huyết khối đậm độ không đồng nhất là một đặc điểm gợi ý không VPĐMCB. Kết luận: ĐK ngang lớn nhất và bề dày huyết khối bám thành ở BN VPĐMCB cao hơn có ý nghĩa BN không VPĐMCB. Tụ máu trong hoặc sau PM là đặc đặc điểm riêng lẻ có giá trị nhất trong chẩn đoán VPĐMCB. Các đặc điểm mất liên tục thành mạch và thoát mạch thuốc tương phản đều có độ đặc hiệu cao nhất. Các đặc điểm huyết khối tăng đậm độ hình liềm và vỡ được bao lại có độ nhạy đều thấp nhưng có độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán VPĐMCB. Huyết khối đậm độ không đồng nhất là một đặc điểm gợi ý không VPĐMCB.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Vu KN, Kaitoukov Y, Morin-Roy F, et al. Rupture signs on computed tomography, treatment, and outcome of abdominal aortic aneurysms. Insights Imaging. Jun 2014;5(3):281-93. doi:10.1007/s13244-014-0327-3
2. Warner CJ, Roddy SP, Chang BB, et al. Regionalization of Emergent Vascular Surgery for Patients With Ruptured AAA Improves Outcomes. 2016; 264(3): 538-543. doi:10.1097/sla. 0000000000001864
3. Lech C, Swaminathan A. Abdominal Aortic Emergencies. Emergency Medicine Clinics of North America. 2017/11/01/ 2017;35(4):847-867. doi:https://doi.org/10.1016/j.emc.2017.07.003
4. Donaldson MC, Rosenberg JM, Bucknam CA. Factors affecting survival after ruptured abdominal aortic aneurysm. Journal of vascular surgery. Jul 1985;2(4):564-70.
5. Buijs RVC, Willems TP, Tio RA, et al. Current state of experimental imaging modalities for risk assessment of abdominal aortic aneurysm. Journal of vascular surgery. 2013/03/01/ 2013;57(3):851-859. doi:https://doi.org/10.1016/ j.jvs.2012.10.097
6. Fernando SM, Tran A, Cheng W, et al. Accuracy of presenting symptoms, physical examination, and imaging for diagnosis of ruptured abdominal aortic aneurysm: Systematic review and meta-analysis. Academic Emergency Medicine. 2022/04/01 2022;29(4):486-496. doi:https://doi.org/10.1111/acem.14475
7. Lloyd GM, Bown MJ, Norwood MGA, et al. Feasibility of preoperative computer tomography in patients with ruptured abdominal aortic aneurysm: a time-to-death study in patients without operation. Journal of vascular surgery. 2004; 39(4): 788-791. doi:10.1016/j.jvs.2003. 11.041
8. Biancari F, Paone R, Venermo M, D'Andrea V, Perälä J. Diagnostic Accuracy of Computed Tomography in Patients with Suspected Abdominal Aortic Aneurysm Rupture. European Journal of Vascular and Endovascular Surgery. 2013; 45(3): 227-230. doi:10.1016/j.ejvs.2012. 12.006
9. Liu H, Chen Z, Tang C, et al. High-density thrombus and maximum transverse diameter on multi-spiral computed tomography angiography combine to predict abdominal aortic aneurysm rupture. Original Research. 2022-September-30 2022;9doi:10.3389/fcvm.2022.951264
10. Lindeman JH, Matsumura JS. Pharmacologic Management of Aneurysms. Circulation research. 2019/02// 2019;124(4):631-646. doi:10.1161/ circresaha.118.312439