ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ DI CĂN NÃO CÓ ĐỘT BIẾN EGFR BẰNG THUỐC ỨC CHẾ TYROSINE KINASE KẾT HỢP XẠ PHẪU DAO GAMMA QUAY TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và độc tính của phác đồ kết hợp thuốc ức chế tyrosine kinase và xạ phẫu dao gamma quay điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não có đột biến EGFR tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 53 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen EGFR, được điều trị bằng thuốc ức chế tyrosine kinase (TKI) kết hợp xạ phẫu dao gamma quay tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai từ 01/2016 đến 12/2020. Kết quả: 50,9% nam, tỷ lệ nam/nữ: 1,04/1, chủ yếu ở độ tuổi 50-69 (73,6%). Thể trạng theo ECOG từ 0-2, chủ yếu là 0-1 (81,1%). Di căn não thường kết hợp di căn các cơ quan khác (64,2%), nhiều nhất là di căn xương (49,1%), di căn phổi, màng phổi (28,3%). Các thuốc TKI được sử dụng: Erlotinib (47,2%), Gefitinib (43,4%), Afatinib (9,4%). Triệu chứng cơ năng cải thiện ở 88,7% bệnh nhân. Tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 69,0%, chủ yếu là đáp ứng một phần (66,7%), không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các thuốc TKI với p >0,05. Thời gian sống thêm được tính theo phương pháp Kaplan-Meyer. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển đạt trung vị 14,0 tháng (khoảng tin cậy 95%: 11,6-16,4 tháng). Đáp ứng khách quan sau 3 tháng là yếu tố tiên lượng thời gian sống thêm bệnh không tiến triển với p<0,01. Trung vị thời gian sống thêm bệnh không tiến triển tại não đạt 22,0 tháng (khoảng tin cậy 95%: 18,2-25,8 tháng). Điều trị toàn thân bằng Erlotinib cho thời gian sống thêm bệnh không tiến triển tại não dài hơn Gefitinib và Afatinib khi phân tích đa biến với p < 0,05. Trung vị thời gian sống thêm toàn bộ đạt 25,0 tháng (khoảng tin cậy 95%: 11,0-39,0 tháng), tỷ lệ sống 1 năm đạt 85,7%, 2 năm đạt 52,0%. Phân tích đa biến, điều trị toàn thân bước 2 bằng thuốc TKI bước 2 cho trung vị thời gian sống thêm toàn bộ dài hơn hóa chất và không điều trị lần lượt là 39 tháng, 20 tháng, 14 tháng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tác dụng phụ hay gặp của phác đồ là ban da (52,8%), tiêu chảy (16,9%), tăng men gan (11,3%), đều mức độ nhẹ đến vừa. Không có biến chứng giãn não thất, hoại tử mô não lành sau xạ phẫu. Tiêu chảy gặp nhiều ở nhóm điều trị bằng Afatinib hơn Erlotinib và Gefitinib, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Đa số bệnh nhân tuân thủ phác đồ, độc tính mức độ vừa làm 2 bệnh nhân phải tạm dừng thời gian ngắn, 2 bệnh nhân giảm liều. Kết luận: Điều trị bệnh nhân ung thư phổi di căn não có đột biến EGFR bằng thuốc ức chế tyrosine kinase kết hợp xạ phẫu dao gamma quay là phương pháp hiệu quả và an toàn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
thuốc ức chế tyrosine kinase, xạ phẫu bằng dao gamma quay, ung thư phổi di căn não, đột biến EGFR
Tài liệu tham khảo
2. Davis F G, Dolecek T A, McCarthy B J, et al (2012). "Toward determining the lifetime occurrence of metastatic brain tumors estimated from 2007 United States cancer incidence data". Neuro Oncol, 14 (9), 1171-1177.
3. Mai Trọng Khoa (2020). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý ung bướu, Nhà xuất bản Y học,
4. Mok T S, Wu Y L, Thongprasert S, et al (2009). "Gefitinib or carboplatin-paclitaxel in pulmonary adenocarcinoma". N Engl J Med, 361 (10), 947-957.
5. Lê Thu Hà (2017). Đánh giá hiệu quả thuốc Erlotinib trong điều trị ung thư phổi biểu mô tuyến giai đoạn muộn, Luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại học y Hà Nội.
6. Phạm Văn Thái (2014). Nghiên cứu điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não bằng hoá xạ trị, Luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại học y Hà Nội.
7. Park K, Tan E H, O'Byrne K, et al (2016). "Afatinib versus gefitinib as first-line treatment of patients with EGFR mutation-positive non-small-cell lung cancer (LUX-Lung 7): a phase 2B, open-label, randomised controlled trial". Lancet Oncol, 17 (5), 577-589.
8. Nan X, Xie C, Yu X, et al (2017). "EGFR TKI as first-line treatment for patients with advanced EGFR mutation-positive non-small-cell lung cancer". Oncotarget, 8 (43), 75712-75726.
9. Yang S H, Kim H Y (2020). "The Effect of Epidermal Growth Factor Receptor Mutation on Intracranial Progression-Free Survival of Non-Small Cell Lung Cancer Patients with Brain Metastasis Underwent Gamma Knife Radiosurgery". 8 (2), 103-108.