ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CƠN TIM NHANH NHĨ ĐƠN Ổ Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, cơn nhịp nhanh nhĩ đơn ổ (FAT) ở trẻ em tại Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Nhi Trung ương Đối tượng: 32 bệnh nhân được chẩn đoán nhịp nhanh nhĩ đơn ổ bằng phương pháp thăm dò điện sinh lý. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi can thiệp trung bình 54,2 ± 57,3 tháng (nhỏ nhất là 25 ngày tuổi và lớn nhất là 17 tuổi) Nữ/nam 1,13/1. Khó thở là nguyên nhân vào viện thường gặp nhất (43,8%). Triệu chứng cơ năng hay gặp nhất ở nhóm trẻ <1 tuổi là khó thở (75%). Nhóm trẻ ≥ 1 tuổi thường cảm thấy khó thở và mệt (57,1% và 52,4%). Điện tâm đồ trong cơn tim nhanh có 93,1% xác định được sóng P’, 100% RP’ > P’R, QRS chủ yếu hẹp và đơn hình thái (96,6%). Trên Holter điện tâm đồ 24h ghi nhận 53,1% trường hợp có cơn tim nhanh nhĩ, 71,9% trường hợp ngoại tâm thu nhĩ. Thăm dò điện sinh lý thấy ổ nhanh nhĩ tại tâm nhĩ phải chiếm chủ yếu 23/32 bệnh nhân, trong đó vị trí mào nhĩ chiếm 13/23 bệnh nhân. Kết luận: Biểu hiện lâm sàng chủ yếu trong cơn tim nhanh là khó thở. Xác định được sóng P’ đóng vai trò quan trọng trong định hướng chẩn đoán tim nhanh nhĩ. Ổ phát nhịp tim nhanh không xảy ra ngẫu nhiên trong toàn bộ tâm nhĩ mà có sự phân bố tập trung tại các điểm giải phẫu nhất định.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nhịp nhanh nhĩ đơn ổ, nhịp nhanh trên thất, tim nhanh nhĩ, trẻ em, SVTs, FAT
Tài liệu tham khảo


2. Kang KT, Etheridge SP, Kantoch MJ, et al. Current management of focal atrial tachycardia in children: a multicenter experience. Circ Arrhythm Electrophysiol. 2014;7(4): 664-670. doi:10.1161/ CIRCEP.113.001423


3. Nielsen JC, Kottkamp H, Piorkowski C, Gerds-Li JH, Tanner H, Hindricks G. Radiofrequency ablation in children and adolescents: results in 154 consecutive patients. Eur Eur Pacing Arrhythm Card Electrophysiol J Work Groups Card Pacing Arrhythm Card Cell Electrophysiol Eur Soc Cardiol. 2006;8(5):323-329. doi:10.1093/europace/eul021


4. Bottoni N, Tomasi C, Donateo P, et al. Clinical and electrophysiological characteristics in patients with atrioventricular reentrant and atrioventricular nodal reentrant tachycardia. Eur Eur Pacing Arrhythm Card Electrophysiol J Work Groups Card Pacing Arrhythm Card Cell Electrophysiol Eur Soc Cardiol. 2003;5(3):225-229. doi:10.1016/s1099-5129(03)00037-0


5. Phan Đình Phong. Nghiên cứu điện sinh lý học tim của rối loạn nhịp thất khởi phát từ xoang valsalva và kết quả triệt đốt bằng năng lượng sóng có tần số radio. Accessed March 27, 2023. http://thuvien.hmu.edu.vn/pages/cms/FullBookReader.aspx?Url=/pages/cms/TempDir/books/d751b28b-0cf0-470f-a2ed-a661cfe99f8c/2020/06/11/ 201512081104-14b004a7-583c-4d53-9079-c18e56ba918a/FullPreview&TotalPage=160&ext=jpg#page/34/mode/2up

6. Hafez M, Abu-Elkheir M, Shokier M, Al-Marsafawy H, Abo-Haded H, El-Maaty MA. Radiofrequency catheter ablation in children with supraventricular tachycardias: intermediate term follow up results. Clin Med Insights Cardiol. 2012;6:7-16. doi:10.4137/CMC.S8578


7. Hoàng Văn Toàn. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị cơn nhịp nhanh thất và trên thất ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2019-2020. Published online 2020.

8. Brembilla-Perrot B, Brembilla A, Moulin-Zinsch A, et al. Factors of negativity of electrophysiological study in children and teenagers complaining of tachycardia and prognostic significance. Pediatr Cardiol. 2015; 36(1):64-70. doi:10.1007/s00246-014-0965-8


9. Barrett PM, Komatireddy R, Haaser S, et al. Comparison of 24-hour Holter monitoring with 14-day novel adhesive patch electrocardiographic monitoring. Am J Med. 2014;127(1):95.e11-17. doi:10.1016/j.amjmed.2013.10.003


10. Kistler PM, Roberts-Thomson KC, Haqqani HM, et al. P-wave morphology in focal atrial tachycardia: development of an algorithm to predict the anatomic site of origin. J Am Coll Cardiol. 2006;48(5): 1010-1017. doi:10.1016/ j.jacc.2006.03.058

