KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG CỘT SAU NGOÀI VÀ CỘT SAU TRONG Ở BỆNH NHÂN GÃY MÂM CHÀY TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH

Nguyễn Đại Hùng Linh1,, Nguyễn Viết Hải Sơn2, Nghiêm Phương Thảo1
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm tổn thương cột sau ngoài và cột sau trong ở bệnh nhân gãy mâm chày trên cắt lớp vi tính. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện tiến cứu trên 105 bệnh nhân gãy mâm chày được phẫu thuật tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình từ tháng 12/2023 đến tháng 8/2024. Hình ảnh cắt lớp vi tính khớp gối được sử dụng để phân loại và khảo sát các đặc điểm hình ảnh học. Kết quả: Tỉ lệ tổn thương cột sau ngoài là 26.7%, cột sau trong là 25.7%. Góc của mảnh gãy  sau ngoài là 9.46 ± 27.1 độ, của cột sau trong là 12.39 ± 25.5 độ. Tỉ lệ phần trăm của diện tích bề mặt so với mâm chày của cột sau ngoài 13.72 ± 10.21 %, của cột sau trong 27.11 ±13.86 %. Góc đứng dọc của mảnh gãy cột sau ngoài 79.56 ±17.58 độ, cột sau trong 69.75± 15.72 độ. Chiều cao của mãnh gãy cột sau ngoài 19.96± 9.2mm cột sau trong 34.36± 8.79mm. Độ lún mặt khớp cột sau ngoài 4.5± 4.3mm, cột sau trong 2.82± 2.5mm. Chúng tôi cũng ghi nhận một số mối liên quan giữa các yếu tố hình ảnh học. Kết luận: Tổn thương cột sau là một tổn thương khá thường gặp trong các trường hợp gãy mâm chày. Hình ảnh cắt lớp vi tính là cần thiết cho các tổn thương này, và bảng phân loại ba cột giúp cung cấp thông tin chính xác về vị trí mảnh gãy và hình thái tổn thương, từ đó giúp việc lên kế hoạch can thiệp và điều trị một cách chính xác

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Yuwen P, Lv H, Chen W, et al. Age-, gender- and Arbeitsgemeinschaft für Osteosynthesefragen type-specific clinical characters of adult tibial plateau fractures in eighty three hospitals in China. Int Orthop. 2018;42(3):667-672. doi:10. 1007/S00264-018-3769-2
2. Wasserstein D, Henry P, Paterson JM, Kreder HJ, Jenkinson R. Risk of total knee arthroplasty after operatively treated tibial plateau fracture: a matched-population-based cohort study. J Bone Joint Surg Am. 2014;96(2):144-150. doi:10.2106/JBJS.L.01691
3. Luo CF, Sun H, Zhang B, Zeng BF. Three-column fixation for complex tibial plateau fractures. J Orthop Trauma. 2010;24(11):683-692. doi:10.1097/BOT.0b013e3181d436f3
4. He Q fang, Sun H, Shu L yuan, et al. Tibial plateau fractures in elderly people: an institutional retrospective study. J Orthop Surg Res. 2018; 13(1). doi:10.1186/S13018-018-0986-8
5. Yang G, Zhai Q, Zhu Y, Sun H, Putnis S, Luo C. The incidence of posterior tibial plateau fracture: an investigation of 525 fractures by using a CT-based classification system. Arch Orthop Trauma Surg. 2013;133(7):929-934. doi:10.1007/S00402-013-1735-4
6. Barei DP, O’Mara TJ, Taitsman LA, Dunbar RP, Nork SE. Frequency and fracture morphology of the posteromedial fragment in bicondylar tibial plateau fracture patterns. J Orthop Trauma. 2008;22(3):176-182. doi:10. 1097/BOT.0b013e318169ef08
7. Higgins TF, Kemper D, Klatt J. Incidence and morphology of the posteromedial fragment in bicondylar tibial plateau fractures. J Orthop Trauma. 2009;23(1): 45-51. doi:10.1097/BOT. 0b013e31818f8dc1
8. Zhu Y, Meili S, Dong MJ, et al. Pathoanatomy and incidence of the posterolateral fractures in bicondylar tibial plateau fractures: a clinical computed tomography-based measurement and the associated biomechanical model simulation. Arch Orthop Trauma Surg. 2014;134(10):1369-1380. doi:10.1007/S00402-014-2037-1
9. Sohn HS, Yoon YC, Cho JW, Cho WT, Oh CW, Oh JK. Incidence and fracture morphology of posterolateral fragments in lateral and bicondylar tibial plateau fractures. J Orthop Trauma. 2015;29(2): 91-97. doi:10.1097/BOT. 0000000000000170
10. Gao X, Pan ZJ, Zheng Q, Li H. Morphological characteristics of posterolateral articular fragments in tibial plateau fractures. Orthopedics. 2013; 36(10). doi:10.3928/01477447-20130920-16