ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH DERMOSCOPY CỦA RỤNG TÓC HÓI

Hồ Thị Trang1,, Vũ Thái Hà1,2, Nguyễn Quang Minh2, Trương Thị Huyền Trang2, Nguyễn Trần Hải Ánh3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Da liễu Trung Ương
3 Trường Đại học Y Dược, Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh dermoscopy ở bệnh nhân rụng tóc hói. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: 200 người bệnh rụng tóc hói (106 nam, 94 nữ) đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 11/2023 đến tháng 9/2024 với lứa tuổi trung bình là 25,47 ± 5,58, thời gian rụng tóc trung bình là 53,78 ± 30,29 tuần. Mức độ nặng bệnh của nam giới theo Hamilton chủ yếu là mức độ 2 với 61,3%, mức độ 3 với 25,5%. Với bệnh nhân nữ thì mức độ bệnh theo Ludwig chủ yếu là 1 với 63,8%. Các chỉ số đường kính trung bình, sợi tóc trung bình/nang tóc ở vùng chẩm cao hơn 3 vùng còn lại nhưng đều thấp hơn so với người khỏe mạnh. Đặc điểm hình ảnh dermoscopy đa dạng đường kính sợi tóc hay quan sát được nhất, sau đó là dấu hiệu quầng nâu. Dấu hiệu đa dạng mạng lưới sắc tố không quan sát thấy ở cả 4 vùng. Dấu hiệu đa dạng đường kính sợi tóc, quầng nâu có liên quan đến mức độ bệnh ở vùng trán ở nam và vùng đỉnh ở nữ. Không có sự khác biệt nào giữa các đặc điểm dermoscopy ở các vùng so với vùng chẩm. Kết luận: Bệnh nhân rụng tóc hói ở lứa tuổi trẻ thì mức độ bệnh cũng nhẹ hơn. Đặc điểm hình ảnh dermoscopy như đa dạng đường kính sợi tóc, dấu hiệu quầng nâu có liên quan tới mức độ nặng của bệnh ở 1 số vùng như vùng đỉnh, thái dương, trán. Không có sự khác biệt nào về đặc điểm dermoscopy ở các vùng so với vùng chẩm

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sinclair R. Male pattern androgenetic alopecia. BMJ. 1998;317(7162): 865-869. doi:10.1136/bmj. 317.7162.865
2. Androgenetic alopecia in males: Pathogenesis, clinical features, and diagnosis - UpToDate. Accessed June 20, 2023.
3. https://www.uptodate.com/contents/androgenetic-alopecia-in-males-pathogenesis-clinical-features-and-diagnosis#H21714534
4. Kenneth A. Arndt. Manual of Dermatologic Therapeutics. 8th ed. Lippincott Williams and Wilkins; 2015.
5. Paik JH, Yoon JB, Sim WY, Kim BS, Kim NI. The prevalence and types of androgenetic alopecia in Korean men and women. Br J Dermatol. 2001;145(1): 95-99. doi:10.1046/j. 1365-2133.2001.04289.x
6. Kasumagic-Halilovic E. Trichoscopic Findings in Androgenetic Alopecia. Med Arch. 2021 Apr;75(2): 109-111. doi: 10.5455/medarh. 2021.75.109-111. PMID: 34219869; PMCID: PMC8228579.
7. Kibar M, Aktan S, Bilgin M. Scalp dermatoscopic findings in androgenetic alopecia and their relations with disease severity. Ann Dermatol. 2014 Aug;26(4):478-84. doi: 10.5021/ ad.2014.26.4.478. Epub 2014 Jul 31. PMID: 25143677; PMCID: PMC4135103.
8. Inui S, Nakajima T, Itami S. Scalp dermoscopy of androgenetic alopecia in Asian people. J Dermatol. 2009 Feb;36(2):82-5. doi: 10.1111/ j.1346-8138.2009.00593.x. PMID: 19284450. Salman KE, Altunay IK, Kucukunal NA, Cerman AA. Frequency, severity and related factors of androgenetic alopecia in dermatology outpatient clinic: hospital-based cross-sectional study in Turkey. An Bras Dermatol. 2017 Jan-Feb;92(1): 35-40. doi: 10.1590/abd1806-4841.20175241. PMID: 28225954; PMCID: PMC5312176.
9. Kim BJ, Kim JY, Eun HC, Kwon OS, Kim MN, Ro BI. Androgenetic alopecia in adolescents: a report of 43 cases. J Dermatol. 2006 Oct;33(10): 696-9. doi: 10.1111/j.1346-8138.2006.00161.x. PMID: 17040499.
10. Salman KE, Altunay IK, Kucukunal NA, Cerman AA. Frequency, severity and related factors of androgenetic alopecia in dermatology outpatient clinic: hospital-based cross-sectional study in Turkey. An Bras Dermatol. 2017 Jan-Feb;92(1): 35-40. doi: 10.1590/abd1806-4841. 20175241. PMID: 28225954; PMCID: PMC5312176.