GIÁ TRỊ CỦA CÁC CHỈ SỐ ĐỊNH LƯỢNG CỘNG HƯỞNG TỪ 3 TESLA TƯỚI MÁU TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÚ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: phân tích giá trị của các chỉ số định lượng tưới máu trên cộng hưởng từ 3 Tesla trong chẩn đoán ung thư vú. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 61 bệnh nhân chụp cộng hưởng từ tưới máu vú tại trung tâm Điện quang bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 6 năm 2024. Đo lường các chỉ số Ktrans, Kep, Ve, Maxslope, CER, thu thập kết quả chẩn đoán mô bệnh học phân loại tổn thương lành và ác tính. Phân tích thống kê mô tả các đặc điểm hình thái u vú trên cộng hưởng từ 3T. Thống kê suy luận xác định giá trị chẩn đoán phân biệt tổn thương lành và ác tính của các chỉ số tưới máu. Kết quả: 61 trường hợp có khối u vú được chụp cộng hưởng từ tưới máu và sinh thiết làm chẩn đoán giải phẫu bệnh gồm 50 tổn thương ác tính, 11 tổn thương lành tính. Các chỉ số Ktrans, Kep, Maxslope có khả năng phân biệt tổn thương lành với ác tính, kết quả phân tích diện tích dưới đường cong ROC lần lượt là 0,896; 0,958; 0,819 so với diện tích dưới đường cong là 0,798 khi phân tích định tính type ngấm thuốc của đường cong động học. Kết luận: Các chỉ số Ktrans, Kep, Maxslope trên cộng hưởng từ tưới máu có khả năng phân biệt tổn thương vú lành và ác tính. Phân tích định lượng các chỉ số tưới máu có giá trị chẩn đoán cao hơn phân tính định tính type đường cong động học ngấm thuốc
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư vú, cộng hưởng từ tưới máu, chuỗi xung siêu nhanh, phân tích định lượng, Ktrans
Tài liệu tham khảo

2. Amarnath J, Sangeeta T, Mehta SB. Role of quantitative pharmacokinetic parameter (transfer constant: Ktrans) in the characterization of breast lesions on MRI. Indian J Radiol Imaging. 2013; 23(1):19-25. doi:10.4103/0971-3026. 113614


3. Kang SR, Kim HW, Kim HS. Evaluating the Relationship Between Dynamic Contrast-Enhanced MRI (DCE-MRI) Parameters and Pathological Characteristics in Breast Cancer. Journal of Magnetic Resonance Imaging. 2020;52(5):1360-1373. doi:10.1002/jmri.27241


4. Thakran S, Gupta PK, Kabra V, et al. Characterization of breast lesion using T1-perfusion magnetic resonance imaging: Qualitative vs. quantitative analysis. Diagnostic and Interventional Imaging. 2018;99(10):633-642. doi:10.1016/j.diii.2018.05.006


5. Yi B, Kang DK, Yoon D, et al. Is there any correlation between model-based perfusion parameters and model-free parameters of time-signal intensity curve on dynamic contrast enhanced MRI in breast cancer patients? Eur Radiol. 2014;24(5): 1089-1096. doi:10.1007/ s00330-014-3100-6


6. Travis RC, Key TJ. Oestrogen exposure and breast cancer risk. Breast Cancer Research : BCR. 2003;5(5):239. doi:10.1186/bcr628


7. Honda M, Kataoka M, Onishi N, et al. New parameters of ultrafast dynamic contrast‐enhanced breast MRI using compressed sensing. Magnetic Resonance Imaging. 2020; 51(1):164-174. doi:10.1002/jmri.26838


8. American College of Radiology BI-RADS Committee. ACR BI-RADS Atlas: Breast Imaging Reporting and Data System. 5th ed. American College of Radiology; 2013.

9. Oldrini G, Fedida B, Poujol J, et al. Abbreviated breast magnetic resonance protocol: Value of high-resolution temporal dynamic sequence to improve lesion characterization. European Journal of Radiology. 2017;95:177-185. doi:10.1016/j.ejrad.2017.07.025


10. Mann RM, Mus RD, van Zelst J, Geppert C, Karssemeijer N, Platel B. A Novel Approach to Contrast-Enhanced Breast Magnetic Resonance Imaging for Screening: High-Resolution Ultrafast Dynamic Imaging. Investigative Radiology. 2014; 49(9):579. doi:10.1097/RLI. 0000000000000057

