THIẾT LẬP KHOẢNG NỒNG ĐỘ CỦA SÁU THÔNG SỐ THƯỜNG QUY AST, ALT, CHOLESTEROL, TRIGLYCERIDE, GLUCOSE VÀ PROTEIN TRONG CHẾ TẠO MẪU NGOẠI KIỂM HÓA SINH

Hữu Tâm Trần 1,, Quân Thụy Trương 1, Đình Dũng Vũ 1, Thị Hồng Phương Nguyễn 1, Thị Ngọc Vân Nguyễn 1, Thị Như Oanh Vũ 1, Đàm Châu Bảo Nguyễn 1
1 Trung tâm Kiểm chuẩn Xét nghiệm TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Xét nghiệm hóa sinh là một trong những chỉ định cận lâm sàng thường quy nhất tại các đơn vị y tế, các xét nghiệm này là căn cứ góp phần giúp các nhà lâm sàng đưa ra quyết định quan trọng cho công tác điều trị, chẩn đoán sớm và dự phòng bệnh, nghiên cứu khoa học trong y học,... Một trong những công tác nhằm đảm bảo độ tin cậy và chất lượng của xét nghiệm hóa sinh là ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm [1,2,3]. Để chế tạo mẫu ngoại kiểm cần có khoảng nồng độ cao, thấp,  bình thường của các thông số để sử dụng trong quá trình pha chế mẫu. Sáu thông số hóa sinh thường quy được khảo sát gồm protein, glucose, cholesterol, triglyceride, AST, ALT. Kết quả thu được khoảng nồng độ cao của glucose là 9,50 – 24,00mmol/L, protein là 95-115 g/L, cholesterol là 6,20–9,00mmol/L, triglyceride là 2,70 – 9,50mmol/L, AST là 95 - 350 U/L, ALT là 95 - 300 U/L; khoảng nồng độ thấp của glucose là 2,49 - 3,90 mmol/L, protein là 10 - 40 g/L, cholesterol là 2,50 – 3,70 mmol/L, triglyceride là 0,20 – 1,00 mmol/L, AST là 7 - 24 U/L, ALT là 7 - 24 U/L; khoảng nồng độ bình thường của glucose là 4,00 – 9,00 mmol/L, protein là 45-90g/L, cholesterol là 3,80–6,10 mmol/L, triglyceride là 1,10-2,60mmol/L, AST là 25-94U/L, ALT là 25-94 U/L.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế (2014), Quyết định về việc ban hành tài liệu "Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh, Hà Nội.
2. Trần Hữu Tâm và Lê Thị Thùy Như (2019), Nội kiểm tra chất lượng xét nghiệm, xuất bản lần 5, Nhà xuất bản y học, TP.HCM.
3. Trần Hữu Tâm và cộng sự (2020), Ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm, xuất bản lần 4, Nhà xuất bản y học, TP.HCM.
4. Solberg HE. Dybkaer R (1987), Approved recommendation on the theory of reference values, Part 6: Presentation of observed values related to reference values, International Federation of Clinical Chemistry (IFCC) - Clin Chim Acta, 170(S33-42).
5. Antony Barker Graham Jones (2008), Reference Intervals, Clin Biochem Rev, 29, 93-97. CraigJackson