ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA UỐNG MALTODEXTRIN TRƯỚC MỔ LÊN THỂ TÍCH TỒN LƯU VÀ PH DỊCH DẠ DÀY Ở PHẪU THUẬT NỘI SOI PHỤ KHOA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, ngẫu nhiên, có đối chứng được tiến hành trên 70 bệnh nhân mổ nội soi phụ khoa được chia thành hai nhóm: Nhóm CHO được uống 600 ml dung dịch maltodextrin 15% đêm trước phẫu thuật và thêm 300 ml dung dịch tương tự đến 2 giờ trước phẫu thuật và nhóm FAST nhịn ăn uống qua đêm theo phác đồ. Thể tích tồn lưu dịch dạ dày được đánh giá qua siêu âm hang vị trước gây mê và pH dịch dạ dày được đo qua bút thử PH8414 thương hiệu Total Meter sau gây mê. Kết quả: Thể tích tồn lưu dịch dạ dày không khác biệt nhau giữa 2 nhóm với p=0,57 (22,6 ml ở nhóm CHO so với 15,7 ml ở nhóm FAST); phân độ tồn lưu dịch dạ dày dưới siêu âm theo Perlas cũng không có sự khác biệt (p=0,42); không có bệnh nhân nào xảy ra tình trạng trào ngược khi khởi mê. PH dịch dạ dày của nhóm CHO sau khởi mê cao hơn nhóm FAST (3,34 so với 2,99), nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p=0,11. Kết luận uống 300 ml dung dịch maltodextrin 15% trước khởi mê 2 giờ là an toàn, không làm tăng thể tích tồn lưu dịch dạ dày và không làm giảm pH dịch dạ dày ở các bệnh nhân phẫu thuật nội soi phụ khoa theo chương trình.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Maltodextrin, thể tích tồn lưu dạ dày, pH dịch dạ dày, nội soi phụ khoa
Tài liệu tham khảo

2. Lý Huyển Hòa, Nguyễn Thị Quý (2020). “Đánh giá thể tích tồn lưu dạ dày của dung dịch maltodextrin uống 2 giờ trước gây mê”. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 24 (3), trang 76 – 82

3. Đỗ Nguyễn Trọng Nhân, Nguyễn Thị Thanh (2020). “Đánh giá thể tích tồn lưu dạ dày của dung dịch maltodextrin 25% uống 2 giờ trước gây mê”. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 24 (3), trang 119 - 126.

4. Hà Ngọc Chi, Nguyễn Thị Thanh (2021). “Đánh giá thể tích tồn lưu dạ dày bằng siêu âm sau uống Maltodextrin 12,5% trước gây mê trên bệnh nhân phẫu thuật cắt đại tràng”, Thư viện đại học Y dược TP Hồ Chí Minh

5. Bisinotto F.M.B, Naves Aline de Araújo, Peixoto Ana Cristina Abdu, et al, (2017), “Use of ultrasound for gastric volume evaluation after ingestion of different volumes of isotonic solution”, Brazilian Journal of Anesthesiology (English Edition), 67 (4), pp. 376-382.

6. Cho E.A, Huh J., Lee S.H., Ryu K.H., et al, (2021), “Gastric Ultrasound Assessing Gastric Emptying of Preoperative Carbohydrate Drinks: A Randomized Controlled Noninferiority Study”, Anesthesia & Analgesia, 133 (3), pp. 690-697.

7. Yagci G, Can M. F, Ozturk E, et al (2008). “Effects of preoperative Carbohydrate loading on glucose metabolism and gastric contents in patients undergoing moderate surgery: a randomized, controlled trial”. Nutrition, 24 (3), 212-6

8. Tudor-Drobjewski BA, Marhofer P, Kimberger O, Huber WD, Roth G, Triffterer L. Randomised controlled trial comparing preoperative carbohydrate loading with standard fasting in paediatric anaesthesia. Br J Anaesth. 2018 Sep;121(3):656-661
