THÓI QUEN VẬN ĐỘNG THỂ CHẤT VÀ CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ TÂN AN, TỈNH LONG AN

Trần Đức Sĩ1,, Nguyễn Thái Hằng1, Mai Phương Dung1,2
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Đại học Y Tân Tạo

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giấc ngủ, sức khỏe thể chất, tinh thần và khả năng nhận thức, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên. Tuy nhiên, tại thành phố Tân An, tỉnh Long An, chưa có nghiên cứu tổng quan về các yếu tố này này. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2024, với 360 học sinh trung học phổ thông tại thành phố Tân An. Thực trạng vận động được đánh giá theo khuyến nghị của WHO (ít nhất 60 phút/ngày). Dữ liệu về chất lượng giấc ngủ, các yếu tố có thể liên quan khác bao gồm tình trạng dinh dưỡng, thói quen dùng điện thoại và giờ học thêm cũng được khảo sát. Kết quả: Tỷ lệ học sinh đạt thời gian vận động tối thiểu là 38,7%. Học sinh không đạt khuyến nghị có nguy cơ cao hơn về chất lượng giấc ngủ kém (OR=2,1; p<0,05) và mức độ nghiện điện thoại thông minh cao hơn (OR=1,8; p<0,01). Kết luận: Vận động thể chất không đủ là một vấn đề đáng lo ngại ở học sinh trung học phổ thông tại thành phố Tân An, đi kèm với sự gia tăng sử dụng điện thoại di động và góp phần làm giảm chất lượng giấc ngủ. Cần có các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và cải thiện thói quen vận động của trẻ,

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Anh NTH, Dung PTT, và Trang LQ. Thực trạng lạm dụng điện thoại thông minh và mối liên quan đến tình trạng lo âu, trầm cảm ở sinh viên đại học ngành điều dưỡng . Tạp Chí Y học Việt Nam 2024. 534 (2). https://doi.org/10.51298/vmj. v534i2.8179.
2. Dung LTT, Anh HNV. Thời gian sử dụng màn hình, stress và chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở trường THPT Gò Vấp, TP. HCM. Y học TP Hồ Chí Minh. 2019:260-267.
3. Ngọc PN, Anh HNV, Kiên TG. Nghiện điện thoại thông minh giảm chất lượng giấc ngủ: Nghiên cứu cắt ngang ở học sinh Trung học phổ thông tỉnh Bến Tre. Y Học TP Hồ Chí Minh. 2022;26(2)
4. Carter B, Rees P, Hale L, Bhattacharjee D, Paradkar MS. Association Between Portable Screen-Based Media Device Access or Use and Sleep Outcomes: A Systematic Review and Meta-analysis. JAMA pediatrics. 2016;170(12):1202-1208. doi:10.1001/jamapediatrics.2016.2341
5. Chen WL, Chen JH. Consequences of inadequate sleep during the college years: Sleep deprivation, grade point average, and college graduation. Prev Med. 2019;124:23-28. doi: 10.1016/j.ypmed.2019.04.017. Epub 2019 Apr 26. PMID: 31034864.
6. Hershner SD, Chervin RD. Causes and consequences of sleepiness among college students. Nat Sci Sleep. 2014;6:73-84. doi: 10.2147/NSS.S62907. PMID: 25018659; PMCID: PMC4075951.
7. Lee J. Sleep duration's association with diet, physical activity, mental status, and weight among Korean high school students. Asia Pac J Clin Nutr. 2017;26(5): 906-913. doi: 10.6133/ apjcn.082016.04. PMID: 28802301.
8. Pesonen AK, Kahn M, Kuula L, Korhonen T, Leinonen L, Martinmäki K, Gradisar M, Lipsanen J. Sleep and physical activity - the dynamics of bi-directional influences over a fortnight. BMC Public Health. 2022;22(1):1160. doi: 10.1186/s12889-022-13586-y. PMID: 35681198; PMCID: PMC9185923.