TỶ LỆ RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở THAI PHỤ CÓ TUỔI THAI TỪ 36 TUẦN ĐẾN 40 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu cắt ngang được được thực hiện tại bệnh viện Hùng Vương từ 12/2020 đến 06/2021 nhằm xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan ở thai phụ. Tổng cộng 250 thai phụ từ 36 đến 40 tuần tuổi thai tại bệnh viện Hùng Vương đã tham gia phỏng vấn có cấu trúc và hoàn thành bảng câu hỏi đánh giá trầm cảm sau sinh Edinburgh (EPDS). Kết quả cho thấy 5,6% thai phụ bị trầm cảm. Các yếu tố liên quan đến tình trạng này bao gồm mâu thuẫn với gia đình bên chồng, sự thiếu quan tâm từ chồng, người tâm sự không phải là chồng và việc khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế tư nhân. Việc sàng lọc trầm cảm cho tất cả thai phụ tại các cơ sở khám thai là cần thiết để phát hiện sớm các trường hợp có biểu hiện từ lo âu đến trầm cảm, từ đó có thể cung cấp tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc và điều trị kịp thời. Điều này không chỉ giúp thai phụ có sức khỏe tốt hơn mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo thế hệ tương lai khỏe mạnh về thể chất và tinh thần, đồng thời giảm gánh nặng bệnh tật cho ngành y tế.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Trầm cảm, thai kỳ, thai phụ, EPDS
Tài liệu tham khảo

2. Fatoye FO, Adeyemi AB, Oladimeji BY. Emotional distress and its correlates among Nigerian women in late pregnancy. J Obstet Gynaecol. Aug 2004;24(5):504-9. doi:10.1080/01443610410001722518


3. Gelaye B, Rondon MB, Araya R, Williams MA. Epidemiology of maternal depression, risk factors, and child outcomes in low-income and middle-income countries. Lancet Psychiatry. Oct 2016; 3(10): 973-982. doi:10.1016/s2215-0366(16)30284-x


4. Nhị TT, Hạnh NTT, Gammeltoft TM. Emotional violence and maternal mental health: a qualitative study among women in northern Vietnam. BMC Womens Health. Apr 24 2018;18(1):58. doi:10.1186/s12905-018-0553-9


5. Bennett HA, Einarson A, Taddio A, Koren G, Einarson TR. Prevalence of depression during pregnancy: systematic review. Obstet Gynecol. Apr 2004;103(4):698-709. doi:10.1097/01.AOG.0000116689.75396.5f


6. Mohammad KI, Gamble J, Creedy DK. Prevalence and factors associated with the development of antenatal and postnatal depression among Jordanian women. Midwifery. Dec 2011;27(6):e238-45. doi:10.1016/ j.midw.2010.10.008


7. Eberhard-Gran M, Eskild A, Tambs K, Opjordsmoen S, Samuelsen SO. Review of validation studies of the Edinburgh Postnatal Depression Scale. Acta Psychiatr Scand. Oct 2001;104(4):243-9. doi:10.1034/j.1600-0447.2001.00187.x


8. Lau Y, Yin L, Wang Y. Antenatal depressive symptomatology, family conflict and social support among Chengdu Chinese women. Matern Child Health J. Nov 2011;15(8):1416-26. doi:10.1007/s10995-010-0699-z

