KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU GHÉP GAN Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN CÓ HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH CỬA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kinh nghiệm bước đầu và đánh giá kết quả ghép gan ở bệnh nhân xơ gan có huyết khối tĩnh mạch (TM) cửa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu các bệnh nhân được ghép gan do xơ gan huyết khối TM cửa tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức trong thời gian từ 01/2021 – 6/2024. Kết quả: Có 2 bệnh nhân trong số 34 bệnh nhân được ghép gan trong thời gian nghiên cứu. Bệnh nhân số 1 là bệnh nhân nam, 54 tuổi được chẩn đoán là xơ gan do rượu có biến chứng tăng áp lực tĩnh cửa (Giãn TM thực quản độ II, lách to) – Huyết khối bán phần TM cửa la (loại 2 theo Yerdel và loại 1 theo Jamieson) với điểm MELD 7 điểm và Child-Pugh A (5 điểm) và bệnh nhân số 2 là bệnh nhân nam, 42t được chẩn đoán xơ gan do viêm gan B có biến chứng tăng áp lực TM cửa (Giãn TM thực quản độ II đã được thắt vòng cao su, lách to) – Huyết khối bán phần TM cửa (loại 1 theo cả Yerdel và Jamieson) với điểm MELD 10 điểm, Child-Pugh A (5 điểm). Cả 2 bệnh nhân được ghép gan từ người cho chết não, được lấy tối đa huyết khối TM cửa và được tái lưu thông TM cửa bằng miệng nối tận – tận. 2 bệnh nhân có diễn biến lâm sàng thuận lợi sau ghép, ra viện sau 28 ngày, không gặp bất kỳ biến chứng gì sau ghép. hiện tại ổn định tại thời điểm sau ghép lần lượt là 24 và 14 tháng. Kết luận: Ghép gan cho bệnh nhân xơ gan có huyết khối TM cửa có thể thực hiện an toàn với kết quả tốt. Tuy nhiên cần đánh giả đúng mức độ tổn thương để có kế hoạch điều trị trước mổ, trong mổ và sau mổ hợp lý giúp cải thiện kết quả lâu dài của bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: Huyết khối TM cửa, ghép gan
Tài liệu tham khảo


2. Senzolo, M., G. Garcia-Tsao, and J.C. Garcia-Pagan. Current knowledge and management of portal vein thrombosis in cirrhosis. J Hepatol. Aug 2021;75(2): 442-453. doi:10.1016/j.jhep.2021. 04.029


3. Yerdel, M.A., et al. Portal vein thrombosis in adults undergoing liver transplantation: risk factors, screening, management, and outcome. Transplantation. May 15 2000;69(9):1873-81. doi:10.1097/00007890-200005150-00023


4. Bhangui, P., et al. Novel classification of non-malignant portal vein thrombosis: A guide to surgical decision-making during liver transplantation. J Hepatol. Nov 2019;71(5):1038-1050. doi:10.1016/j.jhep.2019.08.012


5. Chen, H., et al. Nontumoral portal vein thrombosis in patients awaiting liver transplantation. Liver Transpl. Mar 2016;22(3):352-65. doi:10.1002/lt.24387


6. Odriozola, A., et al. Portal Vein Thrombosis in the Setting of Cirrhosis: A Comprehensive Review. J Clin Med. Oct 30 2022;11(21)doi:10.3390/ jcm11216435


7. Rodrigues, S.G., et al. Systematic review with meta-analysis: portal vein recanalisation and transjugular intrahepatic portosystemic shunt for portal vein thrombosis. Aliment Pharmacol Ther. Jan 2019;49(1):20-30. doi:10.1111/apt.15044


8. Jamieson, N.V. Changing perspectives in portal vein thrombosis and liver transplantation. Transplantation. May 15 2000;69(9):1772-4. doi: 10.1097/00007890-200005150-00006


9. Shaw, B.W., Jr., et al. Portal vein grafts in hepatic transplantation. Surg Gynecol Obstet. Jul 1985;161(1):66-8.

10. Kasahara, M., et al. Novel technique for pediatric living donor liver transplantation in patients with portal vein obstruction: The "pullout technique". Pediatr Transplant. Dec 2018;22(8): e13297. doi:10.1111/petr.13297

