NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA TIÊU HUYẾT KHỐI KẾT HỢP PHẪU THUẬT XÂM LẤN TỐI THIỂU ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU NÃO NGUYÊN PHÁT TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN THANH NHÀN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của dùng thuốc tiêu huyết khối kết hợp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu trong điều trị chảy máu não nguyên phát tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Thanh Nhàn từ tháng 6/2021 đến tháng 12/2024. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp trên35 bệnh nhân được chẩn đoán chảy máu não nguyên phát điều trị tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Thanh Nhàn từ tháng 6 năm 2021 đến tháng 12 năm 2024, các bệnh nhân được can thiệp đặt catheter dẫn lưu ổ máu tụ kết hợp thuốc tiêu sợi huyết. Kết quả: Nhóm nghiên cứu có 35 bệnh nhân, trong đó có 43% bệnh nhân nam, 57% bệnh nhân nữ, bệnh nhân trong nhóm chủ yếu có tiền sử tăng huyết áp (77%), đái tháo đường (45%), điểm Glassgow (GCS) lúc vào viện chủ yếu: 13- 15 điểm: 45,7%; 5-8: 34,3%. Bệnh nhân không thở máy lúc vào viện: 60%, bệnh nhân được can thiệp sớm dưới 12h chiếm 86%, thể tích khối máu tụ lớn nhất trước điều trị: 98±30.5, thể tích nhỏ nhất sau điều trị: 8±2.5. Tổng liều tiêu sợi huyết: 9 liều chiếm 68,6%. Mức độ hồi phục theo mRS lúc ra viện: 0-3: 31%, 4-6: 69%; 1 tháng: 0-3: 55%, 4-6: 45%; 3 tháng: 0-3: 73%, 4-6: 27%. Trong số 35 bệnh nhân nghiên cứu: 22 bệnh nhân ra viện chiếm 63%, thời gian nằm viện (ngày): 15.68±8.13. Biến chứng của dẫn lưu ổ máu tụ chủ yếu viêm phổi sau chảy máu não chiếm 28.5%, không có viêm não. Kết luận: Áp dụng dùng thuốc tiêu huyết khối kết hợp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu trong điều trị chảy máu não nguyên phát cải thiện đáng kể kết cục thần kinh của bệnh nhân
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chảy máu não nguyên phát, phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, tiêu sợi huyết.
Tài liệu tham khảo


2. Cordonnier C, Demchuk A, Ziai W, Anderson CS. Intracerebral haemorrhage: current approaches to acute management. Lancet. 2018;392:1257–1268. doi: 10.1016/S0140-6736(18)31878-6.


3. Mendelow AD, Gregson BA, Rowan EN, Murray GD, Gholkar A, Mitchell PM; STICH II Investigators. Early surgery versus initial conservative treatment in patients with spontaneous supratentorial lobar intracerebral haematomas (STICH II): a randomized trial. Lancet. 2013;382:397–408. doi: 10.1016/S0140-6736(13)60986-1.


4. Krishnamurthi, RV ∙ Feigin, VL ∙ Forouzanfar, MH ∙ et al (2013). Global and regional burden of first-ever ischemic and haemorrhagic stroke during 1990–2010: findings from the Global Burden of Disease Study 2010. Lancet Glob Health. 2013; 1:e259-e281.

5. Hanley, D.F. ∙ Lane, K ∙ McBee, N ∙ et al (2017). Thrombolytic removal of intraventricular haemorrhage in treatment of severe stroke: results of the randomized, multicentre, multiregion, placebo-controlled CLEAR III trial. Lancet. 2017; 389:603-611.

6. Hanley, Richard E Thompson et al (2019). Efficacy and safety of minimally invasive surgery with thrombolysis in intracerebral haemorrhage evacuation (MISTIE III): a randomized, controlled, open-label, blinded endpoint phase 3 trial. The Lancet, p1021-1032.

7. Wendy C Ziai, Nichol McBee et al (2019). A randomized 500-subject open-label phase 3 clinical trial of minimally invasive surgery plus alteplase in intracerebral hemorrhage evacuation (MISTIE III). Int J Stroke; 14(5):548-554.

8. Lương Quốc Chính (2017). Nghiên cứu hiệu quả kết hợp dẫn lưu và sử dụng Ateplase não thất trong điều trị chảy máu não thất có giãn não thất cấp, Luận văn tiến sĩ, Đại học y Hà Nội.
