PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HIỆU QUẢ CỦA CÁC THUỐC KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT VÀ VIÊM PHỔI MẮC PHẢI BỆNH VIỆN/ VIÊM PHỔI LIÊN QUAN ĐẾN THỞ MÁY THEO QUAN ĐIỂM CƠ QUAN CHI TRẢ TẠI VIỆT NAM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn gram âm đa kháng là nguyên nhân chủ yếu của các bệnh lý nghiêm trọng, trong đó có viêm phổi mắc phải bệnh viện/viêm phổi liên quan đến thở máy (HAP/VAP) và nhiễm khuẩn huyết (NKH). Phác đồ ceftazidime/avibactam (CEF/AVI) được chứng minh đạt hiệu quả và an toàn trong điều trị NKH và HAP/VAP, tuy nhiên chi phí (CP) điều trị cao làm hạn chế sự lựa chọn thuốc trên thực tế lâm sàng. Do đó, phân tích chi phí – hiệu quả (CP-HQ) của CEF/AVI so với các phác đồ kháng sinh (PĐKS) khác trong điều trị NKH và HAP/VAP là cần thiết, nhằm tạo cơ sở khoa học cho quyết định chi trả bồi hoàn thuốc tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích chi phí – thỏa dụng bằng mô hình mô phỏng tuần tự bệnh nhiễm khuẩn gram âm đa kháng, dựa theo quan điểm của cơ quan chi trả bảo hiểm y tế với các tham số đầu từ nghiên cứu lâm sàng, phân tích tổng quan hệ thống và tham vấn ý kiến chuyên gia lâm sàng. Kết quả: ICER/QALY của CEF/AVI có giá trị từ 65,22 triệu VND đến 114,17 triệu VND trong điều trị HAP/VAP và từ 39,97 triệu VND đến 83,22 triệu VND trong điều trị NKH so với các can thiệp so sánh. Kết luận: Dựa theo quan điểm cơ quan chi trả thứ ba, so với ngưỡng chi trả 3 lần GDP bình quân đầu người năm 2023 (305,7 triệu VND), CEF/AVI đạt CP-HQ quả so với meropenem, imipenem, piperacillin/ tazobactam và colistin+carbapenem liều cao được sử dụng trong điều trị HAP/VAP và đạt CP-HQ so với amikacin+carbapenem liều cao, colistin+carbapenem liều cao trong điều trị NKH. Nghiên cứu này có thể hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách trong việc xem xét chi trả cho CEF/AVI trong điều trị NKH và HAP/VAP tại Việt Nam.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chi phí – hiệu quả, kháng sinh, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi bệnh viện, viêm phổi thở máy, Việt Nam
Tài liệu tham khảo


2. K. T. N. Thao T.B. Nguyen, Suol T. Pham, Xuan D. Pham, Thang Nguyen, , "Hospital-acquired pneumonia in an intensive care unit in Vietnam: clinical characteristics and pathogenicbacteria," (in B), Pharmaceutical Sciences Asia,, vol. 47, no. 4, pp. 387 - 398, 2020.

3. R. K. Shields et al., "Ceftazidime-Avibactam Is Superior to Other Treatment Regimens against Carbapenem-Resistant Klebsiella pneumoniae Bacteremia," (in B), Antimicrob Agents Chemother, vol. 61, no. 8, Aug 2017, doi: 10.1128/aac.00883-17.


4. E. Tichy et al., "Cost-effectiveness Comparison of Ceftazidime/Avibactam Versus Meropenem in the Empirical Treatment of Hospital-acquired Pneumonia, Including Ventilator-associated Pneumonia, in Italy," (in B), Clin Ther, vol. 42, no. 5, pp. 802-817, May 2020, doi: 10.1016/ j.clinthera.2020.03.014.


5. W. Kong, X. Yang, Y. Shu, S. Li, B. Song, and K. Yang, "Cost-effectiveness analysis of ceftazidime-avibactam as definitive treatment for treatment of carbapenem-resistant Klebsiella pneumoniae bloodstream infection," (in B), Front Public Health, vol. 11, p. 1118307, 2023, doi: 10.3389/fpubh.2023.1118307.


6. R. Hutubessy, D. Chisholm, and T. T. Edejer, "Generalized cost-effectiveness analysis for national-level priority-setting in the health sector," (in B), Cost Eff Resour Alloc, vol. 1, no. 1, p. 8, Dec 19 2003, doi: 10.1186/1478-7547-1-8.


7. M. F. Drummond, M. J. Sculpher, K. Claxton, G. L. Stoddart, and G. W. Torrance, Methods for the economic evaluation of health care programmes. Oxford university press (in B), 2015.

8. A. Torres et al., "Ceftazidime-avibactam versus meropenem in nosocomial pneumonia, including ventilator-associated pneumonia (REPROVE): a randomised, double-blind, phase 3 non-inferiority trial," (in B), Lancet Infect Dis, vol. 18, no. 3, pp. 285-295, Mar 2018, doi: 10.1016/s1473-3099 (17) 30747-8.

