TỶ LỆ BỆNH SỞI CÓ BIẾN CHỨNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TỈNH CÀ MAU NĂM 2024

Huỳnh Ngọc Linh1,, Trương Minh Kiểng1,2, Trần Việt Trí2
1 Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
2 Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường lành tính. Tuy nhiên, một số trường hợp xuất hiện các biến chứng thậm chí gây tử vong. Vì vậy nghiên cứu tỷ lệ biến chứng bệnh sởi và các yếu tố liên quan là cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Xác định tỷ lệ mắc biến chứng của bệnh sởi ở trẻ em và các yếu tố liên quan tại bệnh viện Sàn Nhi tỉnh Cà Mau. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 753 trẻ được chẩn đoán mắc sởi từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2024 tại bệnh viện Sản Nhi Cà Mau. Kết quả: Tỷ lệ có biến chứng ở trẻ mắc sởi tại bệnh viện Sản Nhi Cà Mau là 54,58%. Những trẻ chưa được tiêm ngừa sởi có biến chứng cao hơn so với nhóm đã tiêm ngừa với tỷ lệ mắc lần lượt là 63,33% so với 29,38%, trẻ có tiếp xúc với người bệnh sởi có biến chứng cao hơn so với nhóm không tiếp xúc với tỷ lệ là thời gian phát bệnh càng lâu tỷ lệ biến chứng càng cao, trẻ nhập viện sau 1 ngày phát bệnh có tỷ lệ mác biến chứng 50,77% sau 2 ngày là 55,79% và sau 3 ngày trở lên là 5,66%.  Ngược lại, trẻ càng lớn tỷ lệ có biến chứng càng giảm với các tỷ lệ lần lượt là nhóm dưới 9 tháng 73,81% từ 9 đến dưới 24 tháng 61,01%, 2 đến dưới 5 tuổi là 51,27% và từ 5 tuổi trở lên là 46,89%. Kết luận: Tỷ lệ có biến chứng khi mắc sởi tại bệnh viện Sản Nhi tương đối cao. Trẻ chưa tiêm ngừa, có tiếp xúc với người mắc sởi, nhập viện muộn làm tăng chênh lệch mắc biến chứng. Ngược lại trẻ lớn, không suy dinh dưỡng, không tiếp xúc với người mắc sởi làm giảm tỷ lệ có biến chứng

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phan Thị Trang Đài, Nguyễn Ngọc Rạng, Nguyễn Thị Thu Ba, (2021) “Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng và một số yếu tố liên quan đến biến chứng của bệnh sởi ở trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ”, Tạp chí y Dược Cần Thơ, 39, tr:77-84.
2. Nguyễn Ngọc Rạng và cộng sự (2021), “Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến sởi có biến chứng ở trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ”, Tạp chí y học Việt Nam, 503(1), tr: 64-67.
3. Nguyen Van Sam, Pham Nhat An, (2020), “Measles compications in children at the Viet Nam national children’s hospital 2019 and some ralated factors”, Vietnam journal of pediatrics 13(6), pp: 55-62.
4. Dardis MR, (2012) “A review of Measles”, J Sch Nurs, 28, pp:9-12.
5. Farhana Rahat, AFM Abiduzzaman, Morsheda Khanam, Ahmed Murtaza Choudhury, (2022), “Socio-demographic Profile and Complications of Measles in Children: A Hospital Based Study”, DS (Child) H J, 38(2), pp: 84-88.
6. Kobaidze K, Wallace G, (2017) “Forgotten but not gone: Update of measles infection for hospitals”, Journal of Hospital Medicine, 2, pp: 472-76.