KHẢO SÁT HUYẾT KHỐI MỚI TĨNH MẠCH SÂU CHI DƯỚI Ở BỆNH NHÂN CÓ BỆNH NỘI KHOA CẤP TÍNH

Đỗ Thị Thanh Bình1,2,, Đinh Thị Thu Hương2, Đỗ Doãn Lợi2
1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới (HKTMSCD) là vấn đề lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân (BN) có bệnh nội khoa cấp tính, triệu chứng lâm sàng không điển hình và có liên quan với một số yếu tố nguy cơ. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới và tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của HKTMSCD ở bệnh nhân có bệnh nội khoa cấp tính tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả. Kết quả: Phần lớn các trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới ở BN nội khoa cấp tính không có triệu chứng lâm sàng. Trong nhóm có triệu chứng lâm sàng, triệu chứng đau chân [Dấu hiệu Homans (+)]  hay gặp nhất. HKTMSCD xuất hiện nhiều nhất ở đoạn gần (62,5%); hầu hết là huyết khối bám ở chân van tĩnh mạch (76,8%), huyết khối gây tắc không hoàn toàn (82,1%). Các yếu tố nguy cơ độc lập của HKTMSCD ở bệnh nhân có bệnh nội khoa cấp tính là: Bất động OR: 5,2; (95%CI: 1,2–8,9); Suy tim NYHA IV OR: 2,3; (95%CI: 1,2–5,4); Suy hô hấp: OR: 3,5; (95%CI: 2,3–5,9). Kết luận: Phần lớn các trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới ở BN nội khoa cấp tính không có triệu chứng lâm sàng. Trong nhóm có triệu chứng lâm sàng, hay gặp nhất là triệu chứng đau chân [Dấu hiệu Homans (+)]. HKTMSCD xuất hiện nhiều nhất ở đoạn gần, hầu hết là huyết khối bám ở chân van tĩnh mạch, gây tắc không hoàn toàn. Các yếu tố nguy cơ độc lập của HKTMSCD ở bệnh nhân nội khoa cấp tính là: Bất động, suy tim NYHA IV, suy hô hấp

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

CDC. Data and Statistics on Venous Thromboembolism. Venous Thromboembolism (Blood Clots). May 22, 2024.
2. Lutsey PL, Zakai NA (2023). Epidemiology and prevention of venous thromboembolism. Nat Rev Cardiol; 20(4):248-262.
3. Raskob GE, Spyropoulos AC, Cohen AT, et al (2021). Association Between Asymptomatic Proximal Deep Vein Thrombosis and Mortality in Acutely Ill Medical Patients. Journal of the American Heart Association;10(5)
4. Đặng Vạn Phước, Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Nguyễn Văn Trí, Đinh Thị Thu Hương (2010). Huyết khối tĩnh mạch sâu: Chẩn đoán bằng siêu âm Duplex trên bệnh nhân nội khoa nhập viện, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, Số 55 Tr.24-36
5. Nguyễn Văn Trí (2016). Khảo sát huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới không triệu chứng trên bệnh nhân nhồi máu não nằm viện, Tạp chí Tim mạch học, Hội Tim mạch học thành phố Hồ Chí Minh.
6. Teruel SY, Oviedo JC, Fuciños LC, et al (2012). Proximal and distal deep venous thrombosis in critically ill patients: incidence and prevalence. Critical Care;16(Suppl 1):P418
7. Kearon C, Julian JA, Newman TE, Ginsberg JS (1998). Noninvasive diagnosis of deep venous thrombosis. In: Database of Abstracts of Reviews of Effects (DARE): Quality-Assessed Reviews, Centre for Reviews and Dissemination
8. Sartori M, Favaretto E, Cosmi B (2021). Relevance of immobility as a risk factor for symptomatic proximal and isolated distal deep vein thrombosis in acutely ill medical inpatients. Vasc Med;26(5):542-548.
9. Zhu R, Hu Y, Tang L (2017). Reduced cardiac function and risk of venous thromboembolism in Asian countries. Thrombosis Journal;15(1):12.
10. Børvik T, Brækkan SK, Enga K (2016). COPD and risk of venous thromboembolism and mortality in a general population. European Respiratory Journal;47(2):473-481.