ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT CỤC NGƯỜI BỆNH NGƯNG TIM TẠI KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Viết Hậu1,, Tăng Tuấn Phong1, Nguyễn Quốc Huy1, Nguyễn Anh Kiệt1, Nguyễn Khánh Dương1, Nguyễn Chí Hiếu1, Nguyễn Xuân Vinh1, Ngô Thùy Tuyết Trinh1, Đặng Kim Ngân1, Nguyễn Hoàng Duy1
1 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ngưng tim nội viện (In-hospital cardiac arrest – IHCA) là tình huống nghiêm trọng trong cấp cứu, đòi hỏi ê-kíp cấp cứu phải phản ứng nhanh, kịp thời. Trong đó, ngưng tim tại khoa cấp cứu (Emergency department cardiac arrest - EDCA) là một phân nhóm trong IHCA, tỷ lệ sống sót và tái lập tuần hoàn tự nhiên (Return of spontaneous circulation - ROSC) trong phân nhóm này còn thấp và chưa được đề cập nhiều. Việc xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân và kết cục trên nhóm bệnh này sẽ cung cấp thông tin rõ hơn về thực trạng ngưng tim tại khoa cấp cứu, từ đó có thêm dữ liệu lâm sàng giúp cho việc điều trị người bệnh (NB) được tốt hơn. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân và kết cục của NB EDCA. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Cắt ngang mô tả, hồi cứu ở NB EDCA không do chấn thương có độ tuổi từ 18 trở lên. Kết quả: Từ 01/12/2021 đến 30/08/2024 có 51 NB EDCA, tuổi trung bình 67,39±17, nam chiếm 72,54%. Khó thở là triệu chứng phổ biến được ghi nhận trước ngưng tim (60,78%). Có 84,31% NB ghi nhận có bệnh mạn tính từ trước. Tim mạch là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ngưng tim (37,25%). Nghiên cứu (NC) chúng tôi ghi nhận tỷ lệ ROSC chiếm 47%, NB tỉnh táo đến thời điểm xuất viện chiếm 3,9%. NC còn ghi nhận thời gian CPR (Low-flow: LF) là 37 phút với AUC: 0,949 (CL 95%: 0,885-1) cho khả năng có ROSC tốt nhất. Khảo sát còn cho thấy LF có mối liên quan đến ROSC với OR: 0,949 (0,85-0,99) p=0,031. Kết luận. EDCA do nguyên nhân tim mạch chiếm hàng đầu với hầu hết NB đều có bệnh lý mạn tính từ trước. Tỷ lệ sống còn thấp. Thời gian ép tim được chứng minh có mối liên quan độc lập với kết cục có ROSC, chúng tôi còn ghi nhận trong 37 phút đầu tiên khả năng cho ROSC tốt nhất vì vậy việc phát hiện NT và CPR sớm rất quan trọng giúp cải thiện kết cục NB. Trong khi đó chỉ số cận lâm sàng thường gặp như pH, Lactate máu, chức năng gan, chức năng thận chưa kết luận được khả năng tiên lượng ROSC trong dân số nghiên cứu của chúng tôi do vậy để có cái nhìn toàn diện hơn, cần tiến hành các nghiên cứu quy mô hơn trong tương lai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kimblad H, Marklund J, Riva G, Rawshani A, Lauridsen KG, Djärv T. Adult cardiac arrest in the emergency department - A Swedish cohort study. Resuscitation. 2022 Jun; 175:105-112. doi: 10.1016/j. resuscitation.2022.03.015. Epub 2022 Mar 18. PMID: 35314209.
2. Hsu SH, Sung CW, Lu TC, Wang CH, Chou EH, Ko CH, Huang CH, Tsai CL. The incidence, predictors, and causes of cardiac arrest in United States emergency departments. Resusc Plus. 2023 Nov 24;17:100514. doi: 10.1016/j.resplu.2023.100514. PMID: 38076384; PMCID: PMC10701431.
3. Kim JS, Bae HJ, Sohn CH, Cho SE, Hwang J, Kim WY, et al. Maximum emergency department overcrowding is correlated with occurrence of unexpected cardiac arrest. Critical Care. 2020; 24: 305.
4. Tan SC, Leong BS. Cardiac arrests within the emergency department: an Utstein style report, causation and survival factors. Eur J Emerg Med 2018;25 :12–7. https://doi.org/10.1097/MEJ.0000000000000427. PMID: 27749378.
5. Alnabelsi T, Annabathula R, Shelton J, et al. Predicting in-hospital mortality after an in-hospital cardiac arrest: A multivariate analysis. Resusc Plus. Dec2020;4: 100039. doi: 10.1016/ j. resplu.2020.100039
6. Emine Yuzbasioglu, Halil Dogan. Outcomes of arrest patients resuscitated in an emergency department: a prospective, observational study. Signa Vitae 2022 vol.18(3), 65-74.
7. Chih-Wei Sung et al. In-Hospital Cardiac Arrest in United States Emergency Departments, 2010–2018. Front. Cardiovasc. Med., 11 April 2022.
8. Po-cheng chen et al. Prognostic factors for adults with cardiac arrest in the emergency department: a retrospective cohort study. Signa Vitae 2022 vol.18(3), 56-64.
9. Maarten van Smeden, M., de Groot, J.A., Moons, K.G. et al. No rationale for 1 variable per 10 events criterion for binary logistic regression analysis. BMC Med Res Methodol 16, 163 (2016). https://doi.org/10.1186/s12874-016-0267-3