ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHỐI HỢP MỞ KHE GIỮA VÀ KHE DƯỚI QUA NỘI SOI MŨI TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG HÀM DO NẤM TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Văn Công Ngô 1,
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giới thiệu: Viêm xoang hàm do nấm hầu hết các chuyên gia TMH đều gặp khi khám lâm sàng. Tỷ lệ tái phát cao, phát hiện tái phát khó và thậm chí có thể phẫu thuật lại. Để hạn chế điều này, chúng tôi thực hiện kết hợp mở khe giữa và khe dưới qua nội soi mũi để điều trị viêm xoang hàm do nấm. Phương pháp: Với nghiên cứu mô tả cắt ngang từ 9/ 2018 đến 3/2021, chúng tôi đã thực hiện được 55 ca phẫu thuật viêm xoang hàm do nấm với kỹ thuật mở khe giữa và mở khe dưới qua nội soi mũi tại Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Qua 55 trường hợp viêm xoang hàm do nấm, thì tỷ lệ nữ chiếm 60%. Các triệu chứng thường gặp của viêm xoang hàm do nấm lần lượt chảy dịch mũi (90,9%), nghẹt mũi (85,6%), đau đầu/ căng tức vùng mặt (81,8%), thở hôi (45,5%). Sau phẫu thuật thì tình trạng cải thiện các triệu chứng đáng kể. Tuy nhiên, vẫn có tỷ lệ hẹp lổ mở khe dưới chiếm 16% tại thời điểm 6 tháng và bít hoàn toàn 7,2%. Kết luận: Việc phối hợp mở khe dưới qua nội soi giúp kiểm soát tốt lòng xoang hàm trong lúc phẫu thuật, đảm bảo lấy sạch bệnh tích. Bên cạnh đó, Việc mở khe dưới trong điều trị nấm xoang hàm còn giúp theo dõi, phát hiện sớm tái phát nấm và xử trí kịp thời hạn chế phải phẫu thuật lại cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Albu S., Gocea A., Necula S. (2011), Simultaneous inferior and middle meatus antrostomies in the treatment of the severely diseased maxillary sinus. Am J Rhinol Allergy, 25 (2), e80-5.
2. Karthikeyan P., Nirmal Coumare V. (2010), Incidence and presentation of fungal sinusitis in patient diagnosed with chronic rhinosinusitis. Indian journal of otolaryngology and head and neck surgery : official publication of the Association of Otolaryngologists of India, 62 (4), 381-385.
3. Musy P. Y., Kountakis S. E. (2004), Anatomic findings in patients undergoing revision endoscopic sinus surgery. Am J Otolaryngol, 25 (6), 418-22.
4. Ochi K., Sugiura N., Komatsuzaki Y., Nishino H., Ohashi T. (2003), Patency of inferior meatal antrostomy. Auris Nasus Larynx, 30 Suppl, S57-60.
5. Ramadan H. H. (1999), Surgical causes of failure in endoscopic sinus surgery. Laryngoscope, 109 (1), 27-9.
6. Sawatsubashi M., Murakami D., Umezaki T., Komune S. (2015), Endonasal endoscopic surgery with combined middle and inferior meatal antrostomies for fungal maxillary sinusitis. J Laryngol Otol, 129 Suppl 2, S52-5.
7. Senior B. A., Kennedy D. W., Tanabodee J., Kroger H., Hassab M., Lanza D. (1998), Long-term results of functional endoscopic sinus surgery. Laryngoscope, 108 (2), 151-7.
8. Sobol S. E., Wright E. D., Frenkiel S. (1998), One-year outcome analysis of functional endoscopic sinus surgery for chronic sinusitis. J Otolaryngol, 27 (5), 252-7.
9. Suzuki M., Matsumoto T., Yokota M., Toyoda K., Nakamura Y. (2019), Transnasal inferior meatal antrostomy with a mucosal flap for post-Caldwell-Luc mucoceles in the maxillary sinus. J Laryngol Otol, 133 (8), 674-677.
10. Hoàn Mai Quang, Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm mũi xoang do nấm tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 7/2017 đến tháng 5/2018, in Luận văn Thạc sĩ Y học2018.
11. Hữu, Phạm Kiên (2008), Nghiên cứu bệnh học 27 trường hợp viêm xoang tái phát sau mổ tại bệnh viện dại học Y dược. Y Học TP. Hồ Chí Minh,12,19-22.
12. Landsberg R., Warman M., Margulis A., Masalha M. (2019), The Rationale for Endoscopic Inferior Meatal Antrostomy. ORL, 81 (1), 41-47.