MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SUY GIẢM NHẬN THỨC Ở BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT

Văn Sỹ Đoàn 1,2,, Văn Tuấn Nguyễn 1,3, Thành Long Nguyễn 1,3
1 Đại học Y hà Nội
2 Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội
3 Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng, có khuynh hướng tiến triển mạn tính và hay tái phát, ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của bệnh nhân. Việc đánh giá các yếu tố nguy cơ giúp tiên lượng và lên kế hoạch điều trị. Mục tiêu: Tìm hiểu yếu tố liên quan đến suy giảm nhận thức ở bệnh nhân tâm thần phân liệt tại trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 300 bệnh nhân được chẩn đoán TTPL, điều trị tại trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội từ tháng 10/2020 đến tháng 03/2021, có sử dụng đánh giá lâm sàng và thang điểm đánh giá tâm thần tối thiểu (MMSE). Kết quả: Tỷ lệ suy giảm nhận thức ở bệnh nhân tâm thần phân liệt là 87,3%, chủ yếu ở mức độ nhẹ.  Các yếu tố giới tính nữ, trình độ học vấn dưới TPHT, không có gia đình riêng là các yếu tố liên quan đến SGNT ở bệnh nhân TTPL. Kết luận: Suy giảm nhận thức ở bệnh nhân TTPL chiếm tỷ lệ cao, cần có kế hoạch can thiệp sớm để giảm gánh nặng cho gia đình bệnh nhân và xã hội.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. McGrath J., Saha S., Chant D. và cộng sự (2008). Schizophrenia: a concise overview of incidence, prevalence, and mortality. Epidemiol Rev, 30, 67–76.
2. James S.L., Abate D., Abate K.H. và cộng sự. (2018). Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 354 diseases and injuries for 195 countries and territories, 1990–2017: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2017. The Lancet, 392(10159), 1789–1858.
3. Vuong D.A., Van Ginneken E., Morris J., et al. (2011). Mental health in Vietnam: Burden of disease and availability of services. Asian J Psychiatry, 4(1), 65-70. .
4. Charlson F.J., Ferrari A.J., Santomauro D.F. và cộng sự. (2018). Global Epidemiology and Burden of Schizophrenia: Findings From the Global Burden of Disease Study 2016. Schizophr Bull, 44(6), 1195–1203.
5. Han M., Huang X.-F., Chen D.C. và cộng sự. (2012). Gender differences in cognitive function of patients with chronic schizophrenia. Prog Neuropsy chopharmacol Biol Psychiatry, 39(2), 358–363.
6. Talreja B.T., Shah S., và Kataria L. (2013). Cognitive function in schizophrenia and its association with socio-demographics factors. Ind Psychiatry J, 22(1), 47–53.
7. Noel J., Viswanathan S.A., và Kuruvilla A. (2021). Nature and Correlates of Executive Dysfunction in Schizophrenia: An Exploratory Study. Indian J Psychol Med, 43(1), 16–23.