THỰC TRẠNG TRẦM CẢM CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS ĐANG ĐIỀU TRỊ ARV TẠI 2 PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ TỈNH THÁI BÌNH

Văn Mạnh Ngô 1,, Thị Hồng Vân Bùi 2
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình
2 Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng trầm cảm của người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại 2 phòng khám ngoại trú tỉnh Thái Bình năm 2019. Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân HIV/AIDS người lớn  ≥ 18 tuổi đang điều trị ARV. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả thông qua cuộc điều tra cắt ngang. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ trầm cảm ở người bệnh điều trị ARV là 36,3%. Người bệnh nam có tỷ lệ trầm cảm thấp hơn người bệnh nữ (35,5% và 37,3%, p>0,05), nhóm tuổi có tỷ lệ trầm cảm cao nhất là từ 50 tuổi trở lên (75,4%), tỷ lệ thấp nhất ở nhóm 30-39 tuổi chiếm 18,6%. Trong số những người bệnh ARV 82,8% người thất nghiệp; 65,8% nông dân; 26,1% người làm lao động tự do có dấu hiệu trầm cảm. 59,5% những người nhiễm HIV/AIDS sử dụng ma túy có dấu hiệu trầm cảm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. BMJ Publishing Group (2018), Tổng quan về HIV, BMJ Best Practice.
2. Nguyễn Thanh Cao (2012), Thực trạng trầm cảm và một số yếu tố nguy cơ đến trầm cảm ở người trưởng thành tại Phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn năm 2011 và đề xuất một số giải pháp, Bộ Y tế, Đại học Y dược Thái Nguyên.
3. Trương Thị Hòa (2018), Rối loạn trầm cảm trên người nhiễm HIV/AIDS ở phòng khám ngoại trú huyện Hóc Môn tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện hàn lâm khoa học quốc gia, Học viện khoa học xã hội.
4. Nguyễn Mạnh Hoan và Cao Ngọc Thành (2017), "Sàng lọc trầm cảm sau sinh ở phụ nữ nhiễm HIV tại Việt Nam", Tạp chí Phụ Sản. 15(3), pp. 100-108.
5. Phạm Đình Quyết, Võ Thị Duyên, Huỳnh Ngọc Vân Anh (2018), "Trầm cảm và các yếu tố liên quan ở người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 22(1), pp. 285-292.
6. C. A. Esposito, Steel, Z., Gioi, T. M.,, T. T. Huyen và D Tarantola (2009), "The Prevalence of Depression Among Men Living With HIV Infection in Vietnam", Am J Public Health. 99(2), pp. 439-444.
7. Kimberly Green và các cộng sự (2010), "Integrating Palliative Care Into HIV Outpatient Clinical Settings: Preliminary Findings From an Intervention Study in Vietnam", Journal of Pain and Symptom Management. 40(1), pp. 31-34.
8. Maria Giulia Nanni và các cộng sự (2015), "Depression in HIV infected patients: a review", Current psychiatry reports. 17(1), pp. 530.
9. Jacob K Saravanan B, Jonhson S, et al (2007), "Belief models in first episode schizophrenia in South India", Social psychiatry and psychiatric epidemiology. 42(6), pp. 446-451.
10. Cohen N. L Srinivasan J, Parikh S. V. (2003), "Patient attitudes regarding causes of depression: implications for psychoeducation", Canadian Journal of Psychiatry. 48(7), pp. 493-495.