ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHẪU THUẬT AMIDAN QUÁ PHÁT ĐIỀU TRỊ NGÁY Ở BỆNH NHÂN TRƯỞNG THÀNH TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả cải thiện triệu chứng ngáy bằng phương pháp phẫu thuật cắt amidan quá phát ở người trưởng thành. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu có can thiệp lâm sàng trên 49 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên được chẩn đoán ngáy và được điều trị bằng phẫu thuật cắt amidan quá phát. Địa điểm tại bệnh viện trường Đại Học Y Dược Cần Thơ và bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ, thời gian từ tháng 08/2018 đến 02/2021. Kết quả: Có 49 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, trong đó có 38 nam (63,3%), 11 nữ (36,7%). Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 38,89 ± 7,8.Trung bình BMI: 28,5. Độ ngáy chiếm tỷ lệ cao nhất là độ III (44,9%). Amidan quá phát độ III có tỷ lệ cao nhất (72,22%). Không có trường hợp nàobị tai biến trong phẫu thuật. Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả tốt là khá cao, khi ra viện chiếm (75,5%) và sau 3 tháng chiếm (93,8%). Kết luận: Phẫu thuật cắt amiđan quá phát làm rộng eo họng, rộng đường hô hấp và sẽ giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng ngáy đáng kể.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ngủ ngáy, amidan quá phát, phẫu thuật cắt amidan
Tài liệu tham khảo
2. Đặng Vũ Thông và các cộng sự (2011), "Đánh giá hiệu quả điều trị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn bằng thông khí áp lực dương liên tục tại Bệnh Viện Chợ Rẫy", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. Tập 15,(Phụ bản số 4), tr. 97-101.
3. Hoàng Gia Thịnh, Võ Hiếu Bình và Võ Quang Phúc (2003), "Điều trị bệnh ngáy bằng phẫu thuật chỉnh hình họng màn hầu Hernandez", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. Tập 7,(Phụ bản số 1), tr. tr.111-114.
4. Huỳnh Ngọc Luận (2014), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ngáy bằng phẫu thuật chỉnh hình màn hầu kết hợp với cắt amiđan", Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế.
5. Trần Doãn Trung Cang (2017), "Phẫu thuật chỉnh hình màn hầu trong điều trị ngáy và ngưng thở lúc ngủ do hẹp eo họng bằng dao plasma", Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.
6. Dell'Aringa, A. R. , et al. (2005), "Histological analysis of tonsillectomy and adenoidectomy specimens--January 2001 to May 2003", Braz J Otorhinolaryngol. 71(1), pp. 18-22.
7. Phan Văn Dưng (2006), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị viêm mũi xoang mạn tính được phẫu thuật tại Huế", Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại Học Y Dược Huế.
8. Nguyễn Trung Nghĩa (2017), "Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật cắt amiđan và nạo V.A đồng thời ở trẻ em", Luận văn cao học, Trường Đại học Y Dược Huế.