ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM TỦY CẮT NGANG CẤP Ở TRẺ EM

Đỗ Thanh Hương1,2,, Đào Thị Nguyệt2,3, Hà Thị Liễu2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Nhi Trung ương
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh viêm tủy cắt ngang cấp ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 47 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tủy cắt ngang tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong thời gian 5 năm, từ 6/2018 đến 05/2023. Kết quả: Tuổi trung vị khi khởi phát bệnh là 8,7 tuổi (IQR: 3,8 – 12,6 tuổi), tỷ lệ nữ/ nam là 1/1,6. Các triệu chứng thường gặp trong giai đoạn cấp là liệt vận động (97,9%), rối loạn cơ tròn (76,6%), rối loạn cảm giác (61,7%) và suy hô hấp (19,1%). Tất cả bệnh nhân đều được điều trị corticoid liều cao, 11 bệnh nhân điều trị kết hợp trao đổi huyết tương. Ở thời điểm ra viện, các triệu chứng cải thiện đáng kế: 48,9% bệnh nhân đi lại cần sự hỗ trợ không có khả năng đi lại (trước điều trị 83%); 44,7% bệnh nhân có rối loạn cơ tròn (trước điều trị 76,6%); theo phân loại Paine và Byers, 53,2% bệnh nhân hồi phục kém giảm so với trước điều trị là 83%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Kết luận: Triệu chứng thường gặp trong viêm tủy cắt ngang cấp ở trẻ em là liệt vận động, rối loạn cơ tròn và rối loạn cảm giác. Hầu hết bệnh nhân đáp ứng với liệu pháp miên dịch và cải thiện đáng kế ở thời điểm ra viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Scott TF, Frohman EM, De Seze J, Gronseth GS, Weinshenker BG. Therapeutics and technology assessment subcommittee of American Academy of Neurology. Evidence-based guideline: clinical evaluation and treatment of transverse myelitis: report of the therapeutics and technology assessment subcommittee of the American Academy of Neurology. Neurology. 2011;77(24): 2128-2134. doi:10.1212/WNL. 0b013e31823dc535.
2. Transverse myelitis consortium working group. Proposed diagnostic criteria and nosology of acute transverse myelitis. Neurology. 2002;59(4):499-505. doi:10.1212/wnl.59.4.499.
3. Noland DK, Greenberg BM. Safety and efficacy of plasma exchange in pediatric transverse myelitis. Neurol Clin Pract. 2018;8(4):327-330. doi:10.1212/CPJ.0000000000000480.
4. Pidcock FS, Krishnan C, Crawford TO, Salorio CF, Trovato M, Kerr DA. Acute transverse myelitis in childhood: center-based analysis of 47 cases. Neurology. 2007;68(18): 1474-1480. doi:10.1212/01.wnl. 0000260609. 11357.6f.
5. Paine RS, Byers RK. Transverse myelopathy in childhood. AMA Am J Dis Child.1953;85(2):151-163. doi:10.1001/ archpedi.1953. 02050070160004.
6. Updated DLP examination·Last. Muscle Power Assessment (MRC Scale) | Geeky Medics. May 31, 2019. Accessed July 16, 2022. https://geekymedics.com/muscle-power-assessment-mrc-scale.
7. Deiva K, Absoud M, Hemingway C, et al. Acute idiopathic transverse myelitis in children: early predictors of relapse and disability. Neurology. 2015;84(4): 341-349.doi:10.1212/ WNL.0000000000001179.
8. Helfferich J, Bruijstens AL, Wong YYM, et al. Prognostic factors for relapse and outcome in pediatric acute transverse myelitis. Brain and Development. 2021;43(5):626-636. doi:10.1016/j. braindev.2020.12.019.
9. Thomas T, Branson HM, Verhey LH, et al. The demographic, clinical, and magneticresonance imaging (MRI) features of transverse myelitis in Children. J Child Neurol. 2012; 27(1):11-21. doi: 10.1177/0883073811420495.
10. Gelin-Cohen E, Konen O, Nevo Y, et al. Prognostic parameters of acute transverse myelitis in children. J Child Neurol. 2020; 35(14): 999-1003. doi:10.1177/ 0883073820947512.