KẾT QUẢ PHẪU THUẬT HÀN XƯƠNG LIÊN THÂN ĐỐT LỐI SAU (TLIF) CHO BỆNH NHÂN TRƯỢT L4L5 CÓ LOÃNG XƯƠNG SỬ DỤNG VÍT BƠM XI MĂNG TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC

Đỗ Mạnh Hùng1,2,, Đinh Ngọc Sơn
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật phẫu thuật hàn xương liên thân đốt lối sau (TLIF) cho bệnh nhân trượt L4L5 có loãng xương sử dụng vít bơm xi măng ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu với 30 bệnh nhân trượt đốt sống thắt lưng có loãng xương được phẫu thuật hàn xương liên thân đốt lối sau (TLIF) sử dụng vít bơm xi măng tại Bệnh viện Việt Đức từ tháng 1/2022 – tháng 6/2023. Kết quả: Trong số 30 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian mổ trung bình là 79,9 ± 12,9 phút. Lượng máu mất trung bình là 267,0 ± 46,9 ml. Lượng xi măng bơm vào từng đốt sống trung bình là 3,0 ± 1,2ml. Thời gian nằm viện trung bình là 5,6 ± 1,8 ngày. Sau mổ các bệnh nhân giảm độ trượt đốt sống và cải thiện chiều cao khoảng liên thân đốt đáng kể so với trước mổ với p < 0,05. Sau mổ 12 tháng, chiều cao khoảng liên thân đốt sống giảm so với sau mổ 1 tháng không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Các triệu chứng thần kinh của bệnh nhân cải thiện đáng kể sau mổ 1 tháng,  6 tháng, 12 tháng. Điểm VAS của cột sống thắt lưng và chân, điểm ODI đều giảm đáng kể sau mổ 1 tháng, 6 tháng và 12 tháng với độ tin cậy P < 0,01. Ngay sau mổ chỉ có 1 bệnh nhân nhiễm trùng tiết niệu chiếm 3,3%, 1 bệnh nhân nhiễm trùng nông vết mổ chiếm 3,3%. Sau mổ 12 tháng có tỉ lệ lỏng vít là 3,3%, tổn thương tầng liền kề 1,3%. Tỉ lệ liền xương tốt là 80,0%, không có bệnh nhân nào không liền xương. Kết luận: Phẫu thuật hàn xương liên thân đốt lối sau (TLIF) cho bệnh nhân trượt L4L5 có loãng xương bằng vít bơm xi măng đạt hiệu quả về mặt lâm sàng giúp cải thiện đáng kể VAS và ODI, nắn chỉnh đạt kết quả tốt, tỉ lệ liền xương cao, tỉ lệ lỏng vít và nhổ vít thấp. Tỉ lệ rò xi măng và các biến chứng sau mổ thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Văn Thanh (2014). Kết quả điều trị trượt đốt sống thắt lưng L4-L5 bằng phẫu thuật lấy đĩa đệm, cố định cột sống, ghép xương liên thân đốt. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Parker, S.L, et al. Utility of minium clinically important difference in assessing pain, disability, and health state transforaminal lumbar interbody fusion for degenerative lumbar spondylolithesis. Journal of Neurosurgery. 2011;14(5):598-604.
3. Nguyễn Vũ (2015). Nghiên cứu điều trị trượt đốt sống thắt lưng bằng phương pháp cố định cột sống qua cuống kết hợp hàn xương liên thân đốt. Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Frankel BM, Jones T, Wang C. “Segmental poly- methylmethacrylate-augmented pedicle screw fixation in patients with bone softening caused by osteoporosis and metastatic tumor involvement: a clinical evaluation”. 2007, Neurosurgery 61:531–537 (discussion 537–538).
5. Manual Of Spine Surgery, Cement Augmentation of Pedicle Screw Fixation, Springer Heidelberg New York Dordrecht London, 351-359.
6. Dai F, Liu Y, Zhang F, et al. Surgical treatment of the osteoporotic spine with bone cement-injectable cannulated pedicle screw fixation: technical description and preliminary application in 43 patients. Clinics (Sao Paulo). 2015;70(2): 114 – 119.
7. Cho JH, Hwang CJ, Kim H, Joo YS, Lee DH, Lee CS. Effect of osteoporosis on the clinical and radiological outcomes following one-level posterior lumbar interbody fusion. J Orthop Sci. 2018 Nov;23(6):870-877.
8. Vaidya R, Sethi A, Bartol S, Jacobson M, Coe C, Craig JG. Complications in the use of rhBMP-2 in PEEK cages for interbody spinal fusions. J Spinal Disord Tech. 2008; 21:557-562.
9. Audat Z., Darwish F.T., Barbarwi M., et al. (2011). Surgical management of low grade isthmic spondylolithesis; a randomized cotrolled study of the surgical fixation with and without reduction. Scoliosis Journal, 6(14):1-6.