HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ KHÔNG THỰC TỔN THỂ TÂM TỲ HƯ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ KẾT HỢP TẬP DƯỠNG SINH

Đức Minh Nguyễn 1,, Vinh Quốc Nguyễn 2
1 Bệnh viện Châm cứu Trung ương
2 Viện Y học cổ truyền Quân đội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị mất ngủ không thực tổn thể tâm tỳ hưbằng cấy chỉ kết hợp tập dưỡng sinh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, so sánh kết quả trước và sau điều trị có đối chứng.60 bệnh nhân tuổi trên 18 được chẩn đoán mất ngủ không thực tổn, phù hợp chứng thất miên thể tâm tỳ hư theo Y học cổ truyền, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, tình nguyện tham gia nghiên cứuđược phân thành hai nhóm, nhóm nghiên cứu điều trị bằng cấy chỉ kết hợp tập dưỡng sinh x 30 ngày, nhóm đối chứng điều trị bằng uống Rotundavới thời gian tương tự. Kết quả:Thời gian vào giấc ngủ, tần suất rối loạn giấc ngủ ở nhóm nghiên cứu cải thiện rõ rệt so với trước điều trị. Chất lượng giấc ngủ đánh giá ở mức tốt đạt 55,7%, thời lượng giấc ngủ trung bình trong đêmtăng từ 4,01±0,53 (giờ) trước điều trị lên 6,76±0,40 (giờ) sau điều trị. Điểm số các thành phần PSQI sau điều trị cải thiện có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị và tốt hơn nhóm đối chứng. Tổng điểm PSQI trung bình giảm từ 13,97±3,01 trước điều trị xuống còn 4,52±1,14 sau điều trị. Kết luận: Kết hợp giữa cấy chỉ và tập dưỡng sinh là phương pháp điều trị hiệu quả tình trạng mất ngủ không thực tổn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Tâm thần - Trường Đại học Y Hà Nội (2006). Rối loạn giấc ngủ không thực tổn. Giáo trình Tâm thần học dành cho bác sĩ đa khoa, NXB Y học, Hà Nội, 62-68.
2. Ngô Quang Vinh, Trịnh Thị Diệu Thường (2019). Hiệu quả điều trị mất ngủ bằng phương pháp nhĩ châm các huyệt Thần môn, Tâm, Tỳ, Thận, vùng dưới đồi kết hợp với thể châm trên bệnh nhân mất ngủ không thực tổn. Tạp chí Nghiên cứu Y học - Y Học TP. Hồ Chí Minh, 23(4), 12-19.
3. Nguyễn Tuyết Trang, Nguyễn Thị Bích Hằng, Bùi Tiến Hưng và cộng sự (2020). Hiệu quả của phương pháp cấy chỉ catgut vào huyệt trong điều trị mất ngủ không thực tổn. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 126(2), 67-73.
4. Bộ Y tế (2013). Quyết định số 792 /QĐ-BYT ngày 12 tháng 3 năm 2013 về việc ban hành Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Châm cứu; Quy trình 228 - Cấy chỉ điều trị mất ngủ.
5. Nguyễn Văn Hưởng (2012). Phương pháp dưỡng sinh, NXB Y học, Hà Nội.
6. Bộ môn Y học cổ truyền - Học viện quân y (2008). Thất miên. Bệnh học nội khoa y học cổ truyền, Hà Nội, 148.
7. Xiao X, Wei J, Li W và cộng sự (2016). Mechanism Analysis of the Antidepressant Effect of Acupuncture by Regulating the HPA Axis. Shanghai Journal of Acupuncture and Moxibustion, 35(6), 758-760.