ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH HỌC VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI QUA MŨI U DÂY SỐNG VÙNG XƯƠNG BẢN VUÔNG

Trần Thiện Khiêm1,, Trần Tiểu Tiên1, Trần Huy Hoàn Bảo1, Huỳnh Lê Phương1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và kết quả phẫu thuật u dây sống vùng xương bản vuông bằng đường nội soi qua mũi. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu hàng loạt ca. Từ tháng 6/2018 đến tháng 06/2024 có 31 trường hợp u dây sống vùng xương bản vuông được phẫu thuật bằng đường nội soi qua mũi tại khoa Ngoại thần kinh BV Chợ Rẫy. Kết quả: Tuổi trung bình của 14 bệnh nhân nam và 17 nữ là 42,8 ± 13,8 tuổi (23 -69). Triệu chứng lâm sàng gồm: đau đầu (83,9%), liệt thần kinh VI (29%), giảm thị lực (80,6%), hẹp thị trường (38,7%) và sụp mi (9,7%). U nằm ở ví trí 1/3 trên và giữa (61,3%), 1/3 trên (6,5%), 1/3 giữa dưới (3,2%) và toàn bộ xương bản vuông (22,6%). Đường kính lớn nhất trung bình của u đo trên MRI là 43,2± 12mm (17,6- 67 mm). Tỉ lệ u xâm lấn xoang hang là 38,7%, xâm lấn dưới màng cứng 58,1%. Kết quả phẫu thuật: lấy toàn bộ u (58%), lấy gần hết u (29%) và lấy bán phần u (12,9%). Không có trường hợp nào tử vong, 1 trường hợp viêm màng não mủ (3,2%), 2 trường hợp rò dịch não tủy sau mổ (6,4%) và 1 trường hợp giảm thị lực (3,2%). Thời gian theo dõi trung bình là 19,45 tháng (1- 69 tháng) và điểm Karnofsky trung bình sau mổ là 88,7±3,4 điểm (80-90 điểm). Tỷ lệ hết u (51,6%), còn u được kiểm soát (35,5%), tái phát (12,9%). Kết luận: Phẫu thuật nội soi qua mũi là phương pháp an toàn và hiệu quả để điều trị u dây sống vùng xương bản vuông.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Greenberg, Mark S, Handbook of Neurosurgery, ed. 9th, Thieme Medical Publishers. 2020.
2. Amit, Moran, et al., "Treatment and outcome of patients with skull base chordoma: a meta-analysis". 2014; 75(06), pp. 383-390.
3. da Silva, Harley Brito, et al., "Cranial chordoma: a new preoperative grading system". 2018; 83(3), pp. 403-415.
4. Dehdashti, Amir R, et al., "Expanded endoscopic endonasal approach for anterior cranial base and suprasellar lesions: indications and limitations". 2009; 64(4), pp. 677-689.
5. Morita, Akio, Sekhar, Laligam N, and Wright, Donald C %J Cancer control, "Current concepts in the management of tumors of the skull base". 1998; 5(2), pp. 138-149.
6. Pamir, M. Necmettin, Al-Mefty, Ossama, and Borda, Luis A. B., "Chordomas: Technologies, Techiques, and Treatment Strategies". 2016.
7. Quinones-Hinojosa, Alfredo, Schmidek and Sweet: Operative Neurosurgical Techniques, ed. 6th, Elsevier. 2012
8. Samii, Madjid, et al., "Surgical treatment of epidermoid cysts of the cerebellopontine angle". 1996; 84(1), pp. 14-19.
9. Shkarubo, Alexey N, et al., "Endoscopic endonasal transclival removal of tumors of the clivus and anterior region of the posterior cranial fossa (results of surgical treatment of 140 patients)". 2018; 4, pp. 1-14.
10. Winn, H. Richard (2022), Youmans and Winn Neurological Surgery, ed. 8th, Elsevier, 2022: 1365-1373.