ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TỶ LỆ TỬ VONG TRONG 30 NGÀY CỦA BỆNH NHÂN SUY TIM CẤP TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Suy tim cấp là tình trạng diễn tiến của các triệu chứng nhanh chóng, đe dọa tính mạng và cần điều trị tích cực. Bất chấp các tiến bộ trong quản lý và điều trị suy tim, tỷ lệ tử vong trong vòng 30 ngày của bệnh nhân suy tim cấp vẫn không giảm đáng kể. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ tử vong trong 30 ngày của bệnh nhân suy tim cấp và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, thực hiện trên 138 bệnh nhân suy tim cấp nhập viện tại khoa Nội tim mạch, bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ ngày 01/03/2024 – 31/08/2024. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tử vong trong 30 ngày được ghi nhận thông qua hồ sơ bệnh án, bệnh án điện tử, phỏng vấn qua điện thoại. Kết quả nghiên cứu: 138 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa vào nghiên cứu, tuổi trung vị của bệnh nhân được ghi nhận là 67, nữ chiếm 52,9%. Tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp là 73,2%, rối loạn lipid máu 89%, bệnh mạch vành mạn 40,6%, bệnh thận mạn 16,7%, đột quỵ 8,7%, rung nhĩ 20,3%. Tỷ lệ tử vong trong 30 ngày kể từ lúc nhập viện là 14,5%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tần số thở (p < 0,001), SpO2 (p = 0,040), huyết áp tâm thu (p = 0,011), huyết áp tâm trương (p = 0,008), chỉ số Barthel (p < 0,001), NYHA IV tại thời điểm nhập viện (p < 0,001), hội chứng vành cấp (p = 0,001), nồng độ NT-proBNP (p = 0,033), nồng độ troponin I (p = 0,002), nồng độ creatinine (p = 0,034), ST chênh xuống (p = 0,001) giữa nhóm tử vong và không tử vong trong 30 ngày. Kết luận: Tỷ lệ tử vong trong 30 ngày của bệnh nhân suy tim cấp còn cao. Các yếu tố tần số thở, SpO2, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, chỉ số Barthel, NYHA IV tại thời điểm nhập viện, hội chứng vành cấp, NT-proBNP, nồng độ troponin I, nồng độ creatinine, ST chênh xuống có liên quan đến tử vong trong 30 ngày.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Suy tim cấp, tử vong trong 30 ngày
Tài liệu tham khảo


2. Tao Yan, Shijie Zhu, Xiujie Yin, et al. Burden, Trends, and Inequalities of Heart Failure Globally, 1990 to 2019: A Secondary Analysis Based on the Global Burden of Disease 2019 Study. 2023;12(6): e027852. doi:doi:10.1161/ JAHA.122.027852


3. Giancarlo Marenzi, Nicola Cosentino, Livio Imparato, et al. Temporal trends (2003–2018) of in-hospital and 30-day mortality in patients hospitalized with acute heart failure. International journal of cardiology. 2025;419:132693. doi: https://doi.org/10.1016/j.ijcard.2024.132693


4. Khuyến cáo của Hội Tim mạch Quốc gia về chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và suy tim mạn (Hội Tim mạch học Việt Nam) (2022).

5. J. P. Collet, H. Thiele, E. Barbato, et al. 2020 ESC Guidelines for the management of acute coronary syndromes in patients presenting without persistent ST-segment elevation. European heart journal. 2021;42(14):1289-1367. doi:10.1093/eurheartj/ehaa575


6. Xavier Rossello, Héctor Bueno, Víctor Gil, et al. MEESSI-AHF risk score performance to predict multiple post-index event and post-discharge short-term outcomes. European heart journal. 2020; 10(2): 142-152. doi: 10.1177/ 2048872620934318


7. D. Wussler, N. Kozhuharov, Z. Sabti, et al. External Validation of the MEESSI Acute Heart Failure Risk Score: A Cohort Study. Annals of internal medicine. 2019;170(4):248-256. doi:10. 7326/m18-1967


8. Hoàng Văn Sỹ, Triệu Khánh Vinh, Trương Phi Hùng, et al. Đặc điểm lâm sàng và siêu âm tim ở bệnh nhân suy tim cấp nhập viện có biến cố tử vong và tái nhập viện 30 ngày sau xuất viện. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;524(1B)doi: 10.51298/vmj.v524i1B.4801


9. Gurmehar Singh, Hyma Bamba, Pugazhendi Inban, et al. The role of biomarkers in the prognosis and risk stratification in heart failure: A systematic review. Disease-a-Month. 2024:101782. doi:https://doi.org/ 10.1016/j. disamonth.2024.101782

