ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ TÁC NHÂN GÂY VIÊM PHỔI TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI

Võ Triều Lý1,, Nguyễn Quang Diệu2, Vương Minh Nhựt3
1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
2 Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford
3 Đại học Y dược Thành phồ Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm phổi là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhập viện và tử vong đáng kể ở bệnh nhân nhiễm HIV. Nhận biết về các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng có liên quan đến tiên lượng bệnh sẽ giúp cải thiện việc điều trị tốt hơn. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định các tác nhân phân lập được trong bệnh phẩm hô hấp ở các trường hợp viêm phổi trên bệnh nhân HIV/AIDS điều trị nội trú tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên các bệnh nhân HIV từ 18 tuổi trở lên được chẩn đoán viêm phổi nhập viện tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới từ tháng 01/2020 đến tháng 06/2020. Kết quả: Trong 96 trường hợp viêm phổi ở bệnh nhân HIV/AIDS được ghi nhận, có 60,4% mới được phát hiện nhiễm HIV, trong đó 97,9% ở giai đoạn AIDS. Viêm phổi ở bệnh nhân HIV/AIDS thường có sốt, ho và tổn thương trên XQuang phổi. Các tác nhân tìm thấy trong dịch hô hấp gồm: P.jirovecii (50,0%), vi khuẩn (47,9%), lao (36,5%) và vi nấm (18,8%). Tác nhân ảnh hưởng đến độ nặng của viêm phổi gồm: P.jirovecii (OR 5,3; KTC 95%: 2,2 – 12,8), lao (OR 0,2; KTC 95%: 0,09 – 0,6), vi khuẩn (OR 3,7; KTC 95%: 1,6 – 8,6) và vi nấm (OR 24,4; KTC 95%: 3,1 – 193) với p < 0,05. Về điều trị kháng sinh ban đầu, có 62,5% trường hợp bệnh được dùng Cotrimoxazole phối hợp kháng sinh khác, 23,9% dùng Cotrimoxazole đơn thuần và 6,3% dùng kháng sinh đơn thuần. Kết luận: Viêm phổi ở bệnh nhân HIV/AIDS liên quan đến nhiều tác nhân khác nhau và các tác nhân này ảnh hưởng đến độ nặng của bệnh. Bệnh nhân thường có những triệu chứng điển hình của viêm phổi như sốt, ho và hơn 50% có suy hô hấp, đa số được sử dụng Cotrimoxazole kết hợp với kháng sinh ngay từ đầu và có đáp ứng với điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wolff A. J., O'Donnell A. E. (2001), "Pulmonary manifestations of HIV infection in the era of highly active antiretroviral therapy". Chest, 120 (6), pp. 1888-93.
2. Huang L., Crothers K. (2009), "HIV-associated opportunistic pneumonias". Respirology, 14 (4), pp. 474-85.
3. Buchacz K., Baker R. K., Palella F. J., Jr., et al. (2010), "AIDS-defining opportunistic illnesses in US patients, 1994-2007: a cohort study". AIDS, 24 (10), pp. 1549-59.
4. Lê Mạnh Hùng (2008), Viêm phổi nhiễm trùng trên người nhiễm HIV/AIDS nhập viện tại thành phố Hồ Chí Minh,
5. Mandell L. A., Wunderink R. G., Anzueto A., et al. (2007), "Infectious Diseases Society of America/American Thoracic Society consensus guidelines on the management of community-acquired pneumonia in adults". Clin Infect Dis, 44 Suppl 2, pp. S27-72.
6. Gangcuangco LMA, Sawada I T. N., Do CD, et al. (2017), "Regional Differences in the Prevalence of Major Opportunistic Infections among Antiretroviral - Naïve Human Immunodeficiency Virus Patients in Japan, Northern Thailand, Northern Vietnam, and the Philippines.". The American Society of Tropical Medicine and Hygiene, 97 (1), pp. 49-56.