NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ BẰNG HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU KẾT HỢP NHĨ CHÂM

Trần Thị Hồng Ngãi1,, Nguyễn Thị Hồng Hạnh1
1 Học viện Y - Dược học Cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng điều trị trẻ rối loạn phổ tự kỷ bằng hoạt động trị liệu kết hợp nhĩ châm. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị. Phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng có so sánh trước và sau điều trị bằng hoạt động trị liệu kết hợp nhĩ châm trên 36 bệnh nhi được chẩn đoán xác định rối loạn phổ tự kỷ theo tiêu chuẩn DSM-V theo YHHĐ và thuộc thể bệnh Can hỏa vượng thịnh theo phân loại của Dương Văn Tâm (Bệnh viện Châm cứu Trung ương). Kết quả: Từ bảng số liệu cho thấy, theo bảng kiểm đánh giá mức độ tự kỷ, điểm và các triệu chứng  theo thang CARS ở trẻ có xu hướng giảm sau 47 ngày can thiệp, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Đối tượng nghiên cứu là dân tộc Kinh, giới tính nữ, tuổi > 48 tháng, được điều trị sớm tại trung tâm tự kỷ có xu hướng cho hiệu quả điều trị tốt hơn với p < 0,05.  Các trẻ được cần hỗ trợ ít có xu hướng đạt hiệu quả điều trị tốt cao hơn, tuy nhiên sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Kết luận: Hoạt động trị liệu kết hợp nhĩ châm là phương pháp an toàn, hiệu quả trong điều trị trẻ rối loạn phổ tự kỷ

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Kim Việt (2013). Tóm lược tâm thần học trẻ em và thanh thiếu niên, NXB Y học, tr 125-149.
2. Bộ Y tế (2022). Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ, Ban hành kèm quyết định 1862/ QĐ- BYT ngày 06/7/2022, NXB Y học.
3. Phạm Minh Mục (2018). Nghiên cứu xây dựng mô hình, phát hiện sớm, can thiệp sớm và giáo dục cho trẻ em rối loạn phổ tự kỷ Việt Nam tại gia đình và cộng đồng, Chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia. Mã số KHGĐ/16-20.ĐT.031
4. Quách Tuấn Vinh (2016). Các phương pháp tác động trên loa tai, NXB Y học
5. Bộ Y tế (2013). Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành châm cứu, Ban hành kèm quyết định số 792/QĐ-BYT ngày 12/03/2013, NXB Y học
6. Dương Văn Tâm (2018), Bài giảng "Châm cứu điều trị trẻ tự kỷ trẻ em", Bệnh viện Châm cứu trung ương
7. Zhang, R., Jia, M. X., Zhang, J. S., Xu, X. J., Shou, X. J., Zhang, X. T.,... & Han, J. S. (2012). Transcutaneous electrical acupoint stimulation in children with autism and its impact on plasma levels of arginine-vasopressin and oxytocin: a prospective single-blinded controlled study. Research in Developmental Disabilities, 33(4), 1136-1146.
8. Trần Thị Nguyệt Anh và Ngô Quang Hải (2022), "Đánh giá tác dụng của phương pháp Cận tam châm hỗ trợ điều trị trẻ rối loạn phổ tự kỷ (Từ 18 đến 72 tháng tuổi)", Tạp chí Y Dược cổ truyền Việt Nam. 44(3), tr. 50 57
9. Nguyễn Nhược Kim, Trần Quang Đạt (2013). Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, NXB Y học, tr 228-229
10. Wang L, Peng JL, Qiao FQ, Cheng WM, Lin GW, Zhang Y, et al. Clinical Randomized Controlled Study of Acupuncture Treatment on Children with Autism Spectrum Disorder (ASD): A Systematic Review and Meta-Analysis, Evidence-Based Complement Altern Med, 2021, 2021