ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Ở bệnh nhân suy tim mạn, chất lượng cuộc sống giảm dẫn đến tăng nguy cơ tử vong và tái nhập viện, đồng thời làm tăng chi phí chăm sóc y tế cho gia đình và bệnh nhân. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh sự giảm chất lượng cuộc sống có liên quan đến tỷ lệ tử vong và tái nhập viện cao hơn. Tại Việt Nam, tình trạng giảm chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân cao tuổi có suy tim phân suất tống máu thất trái giảm điều trị ngoại trú vẫn còn ít. Mục tiêu: Nghiên cứu tỉ lệ suy giảm chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân cao tuổi có suy tim phân suất tống máu thất trái giảm điều trị ngoại trú. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả, thu thập bệnh nhân đủ tiêu chuẩn từ tháng 08/2023 đến tháng 12/2024 tại Bệnh viện Thống Nhất và Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá chất lượng cuộc sống bằng thang điểm Kansas City Cardiomyopathy Questionnaire. Kết quả: Trong 140 bệnh nhân cao tuổi có suy tim phân suất tống máu thất trái giảm điều trị ngoại trú, có 87 bệnh nhân (62,14%) có tình trạng giảm chất lượng cuộc sống. Các yếu tố liên quan tới sự giảm chất lượng cuộc sống là sử dụng thuốc lợi tiểu quai, được dùng đủ thuốc tứ trụ, tuân thủ điều trị và có tình trạng suy yếu. Kết luận: Nghiên cứu ghi nhận có 62,14% bệnh nhân cao tuổi có suy tim phân suất tống máu thất trái giảm điều trị ngoại trú có sự giảm chất lượng cuộc sống. Có 4 yếu tố liên quan tới giảm chất lượng cuộc sống là sử dụng thuốc lợi tiểu quai, được dùng đủ thuốc tứ trụ, tuân thủ điều trị và có suy yếu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chất lượng cuộc sống, suy tim phân suất tống máu giảm, người cao tuổi
Tài liệu tham khảo

2. Molla B, Geletie HA, Alem G, et al. Adherence to Self-Care Recommendations and Associated Factors among Adult Heart Failure Patients in West Gojjam Zone Public Hospitals, Northwest Ethiopia. International journal of chronic diseases. 2022;2022:9673653.

3. Seid SS, Amendoeira J, Ferreira MRJNR, Reviews. Self-Care and health-related quality of life among heart failure patients in Tagus valley regional hospital, Portugal: A pilot study. 2022:85-99.

4. Bauersachs J, Soltani SJH. Guidelines of the ESC 2021 on heart failure. 2022:1-7.

5. Green CP, Porter CB, Bresnahan DR, Spertus JA. Development and evaluation of the Kansas City Cardiomyopathy Questionnaire: a new health status measure for heart failure. Journal of the American College of Cardiology. 2000;35(5):1245-1255.

6. Heidenreich PA, Spertus JA, Jones PG, et al. Health status identifies heart failure outpatients at risk for hospitalization or death. Journal of the American College of Cardiology.2006;47(4):752-756.

7. Luiso D, Herrero-Torrus M, Badosa N, et al. Quality of Life in Older Patients after a Heart Failure Hospitalization: Results from the SENECOR Study. Journal of clinical medicine. 2022;11(11).

8. Pokharel Y, Khariton Y, Tang Y, et al. Association of serial Kansas City Cardiomyopathy Questionnaire assessments with death and hospitalization in patients with heart failure with preserved and reduced ejection fraction: a secondary analysis of 2 randomized clinical trials. 2017;2(12):1315-1321.
