TỈ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG AMINITRANSFERASE Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI CÓ SUY TIM CẤP

Nguyễn Thanh Huân1,2,, Thái Hữu Tâm1,2, Bùi Thế Dũng3, Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên1,3
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Suy tim là hội chứng phức tạp, đặc trưng bởi giảm cung lượng tim hoặc tăng áp lực buồng tim, dẫn đến các triệu chứng lâm sàng như khó thở, mệt mỏi và phù. Trong suy tim, những thay đổi huyết động làm tổn thương cơ quan đích. Bất thường xét nghiệm chức năng gan cũng không phải hiếm gặp ở bệnh nhân suy tim, đây là hậu quả của giảm tưới máu, hoặc sung huyết gan do tăng áp lực từ tim phải, hoặc thứ phát do độc tính của các thuốc. Bệnh cảnh lâm sàng tổn thương gan do tim, biểu hiện giống viêm gan cấp, biểu hiện tăng cao các xét nghiệm chỉ điểm tình trạng hoại tử tế bào gan bao gồm AST và ALT. Người cao tuổi là đối tượng nhạy cảm, với đặc điểm là giảm dự trữ chức năng cơ quan do tuổi tác và bệnh lý dẫn đến kém đáp ứng bù trừ với những thay đổi bệnh lý. Trên cơ sở đó, nghiên cứu này được tiến hành nhằm khảo sát tỷ lệ và các yếu tố liên quan tăng aminotransferase ở bệnh nhân cao tuổi có suy tim cấp. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả loạt ca, thu nhập các bệnh nhân ≥ 60 tuổi tại Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Thống Nhất và khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh có chẩn đoán suy tim cấp. Giá trị aminotransferase được thu thập từ hồ sơ bệnh án. Các yếu tố liên quan tăng aminotranferase được xác định bằng hồi quy logistics. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận 151 bệnh nhân, nồng độ AST trung bình là 33,9 ± 23,1 U/L, có 36,4% bệnh nhân tăng AST. Nồng độ ALT trung bình là 25,1 ± 18,9 U/L, có 22,5% bệnh nhân tăng ALT. Các yếu tố liên quan đến tăng AST là tình trạng ly dị/góa (OR = 3,267; 95% CI, 1,345 - 7,938; p = 0,009). Tuổi cao (≥ 75 tuổi) là yếu tố nguy cơ độc lập của việc tăng ALT (OR = 3,026; 95% CI, 1,301 - 7,036; p = 0,010). Kết luận: Tăng aminotransferase là một tình trạng thường gặp ở bệnh nhân suy tim cao tuổi. Tình trạng ly dị/góa và tuổi cao là những yếu tố nguy cơ độc lập của tăng aminotransferase ở bệnh nhân này. Cần có các nghiên cứu sâu hơn để làm rõ cơ chế của mối liên quan này và để xác định các biện pháp can thiệp nhằm cải thiện tiên lượng cho bệnh nhân suy tim cao tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Shahim B, Kapelios CJ, Savarese G, Lund LH. Global Public Health Burden of Heart Failure: An Updated Review. Card Fail Rev 2023;9:e11.
2. Võ Thành Nhân, Thân Hà Ngọc Thể, Nguyễn Thanh Huân. Suy tim mạn ở người cao tuổi. Bệnh tim mạch ở người cao tuổi. 2021:176-91.
3. Huỳnh TT, Châu NH. Bất thường xét nghiệm chức năng gan trong suy tim cấp [Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh; 2018.
4. Murad K, Goff DC, Jr., Morgan TM, et al. Burden of Comorbidities and Functional and Cognitive Impairments in Elderly Patients at the Initial Diagnosis of Heart Failure and Their Impact on Total Mortality: The Cardiovascular Health Study. JACC Heart Fail 2015;3(7):542-50.
5. McDonagh TA, Metra M, Adamo M, et al. 2023 Focused Update of the 2021 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure: Developed by the task force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure of the European Society of Cardiology (ESC) With the special contribution of the Heart Failure Association (HFA) of the ESC. European Heart Journal 2023;44(37):3627-39.
6. Higashitani M, Mizuno A, Kimura T, et al. Low Aspartate Aminotransferase (AST)/Alanine Aminotransferase (ALT) Ratio Associated with Increased Cardiovascular Disease and its Risk Factors in Healthy Japanese Population. Journal of Gastrointestinal and Liver Diseases 2022;31(4):429-36.
7. Hossain B, James KS. Widowhood status, morbidity, and mortality in India: evidence from a follow-up survey. Journal of Biosocial Science 2024;56(3):574-89.
8. Lozada-Delgado JG, Torres-Ramos CA, Ayala-Peña S. Chapter 4 - Aging, oxidative stress, mitochondrial dysfunction, and the liver. In: Preedy VR, Patel VB, editors. Aging (Second Edition): Academic Press; 2020. p. 37-46.