HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NỊT BỤNG SỚM TRONG HỖ TRỢ NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT VÙNG BỤNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Phẫu thuật lớn vùng bụng tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng như xẹp phổi, viêm phổi, liệt ruột, nhiễm trùng vết mổ, và đau, làm kéo dài thời gian nằm viện và giảm chất lượng cuộc sống. Đai bụng được xem là biện pháp hữu ích hỗ trợ quá trình vận động và giảm đau sau phẫu thuật và tạo sự thoải mái cho người bệnh. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu tại Việt Nam đánh giá hiệu quả của đai bụng trong giảm đau và cải thiện vận động sớm sau phẫu thuật bụng. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả và sự thoải mái của việc sử dụng đai bụng sau phẫu thuật lớn vùng bụng. Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên thí điểm. Kết quả: Nghiên cứu thu thập 61 bệnh nhân, gồm 31 người mang đai nịt bụng và 30 người không mang. Kết quả cho thấy mức độ đau theo SF-MPQ S, SF-MPQ A, VAS và PPI ở ngày hậu phẫu thứ 2 và 4 ở nhóm mang đai nịt bụng thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không mang (p<0.05). Khoảng cách đi bộ 6 phút trước và sau phẫu thuật không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. Mức độ thoải mái khi mang đai nịt bụng ở ngày hậu phẫu thứ 2 và 4 lần lượt là 4.2 và 4.3 (thoải mái đến rất thoải mái). Không ghi nhận biến chứng như kích ứng da, tắc ống dẫn lưu hay nhiễm trùng vết mổ trong nhóm mang đai. Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy việc sử dụng đai nịt bụng sau phẫu thuật lớn vùng bụng giúp giảm đau mà không gây ra sự khó chịu cho người bệnh. Đai nịt bụng là biện pháp giảm đau hiệu quả và an toàn trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật, không gây ra biến chứng nghiêm trọng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
phẫu thuật lớn vùng bụng, đai nịt bụng, hồi phục sau phẫu thuật
Tài liệu tham khảo

2. Oren Cheifetz, S Deborah Lucy, Tom J Overend, và Jean Crowe (2010), The effect of abdominal support on functional outcomes in patients following major abdominal surgery: a randomized controlled trial, Physiotherapy Canada, số 62(3), tr. 242-253.

3. Monika Fagevik Olsén, Kerstin Josefson, và Malin Wiklund (2009), Evaluation of abdominal binder after major upper gastrointestinal surgery, Advances in Physiotherapy, số 11(2), tr. 104-110.

4. Renee Havey, Emily Herriman, và Denise O'Brien (2013), Guarding the gut: early mobility after abdominal surgery, Critical care nursing quarterly, số 36(1), tr. 63-72.

5. AÖ İzveren và Ü Dal (2011), The early period complications in patients who were performed abdominal surgery intervention and the nursing practices for these complications, Hacettepe Univ Fac Health Sci Nursing J, số 18, tr. 36-46.
