LIÊN QUAN TĂNG HUYẾT ÁP, ĐA BỆNH VỚI THỜI GIAN NẰM VIỆN Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI

Nguyễn Thanh Xuân1,, Nguyễn Văn Luyến1, Nguyễn Duy Toàn1
1 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa tăng huyết áp, tình trạng đa bệnh với thời gian nằm viện ở bệnh nhân cao tuổi. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang của 507 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, điều trị nội trú tại Khoa Cán bộ Cao cấp, Bệnh viện Quân y 103, từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 10 năm 2024. Kết quả: Bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp có tuổi cao hơn (75,67 ± 9,61 so với 70,60 ± 9,18, p < 0,001), thời gian nằm viện dài hơn (4,96 ± 1,61 ngày so với 3,52 ± 1,44 ngày, p < 0,001), số bệnh kết hợp nhiều hơn (10,75 ± 6,09 bệnh so với 8,88 ± 4,65 bệnh, p < 0,001) so với nhóm không tăng huyết áp. Tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp có xu hướng tăng cao hơn ở nhóm bệnh nhân tuổi càng cao, thời gian nằm viện càng dài và nhiều bệnh kết hợp hơn. Tăng huyết áp có mối liên quan độc lập với thời gian nằm viện và tình trạng đa bệnh (p < 0,0001). Kết luận: Tăng huyết áp có liên quan với tuổi cao, tăng huyết áp là yếu tố dự báo độc lập tình trạng đa bệnh và thời gian nằm viện kéo dài ở bệnh nhân cao tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO. "WHO NCD Accountability Framework, including Global Monitoring Framework for NCD prevention and control (2021 update) in alignment with the extension of the NCD Global Action Plan to 2030," in World Health Organization. Geneva. 2021.
2. Xiao, Luo-Xi et al. “Association of cardiometabolic multimorbidity with all-cause and cardiovascular disease mortality among Chinese hypertensive patients.” Journal of geriatric cardiology: JGC. 2024; vol. 21,2: 211-218. doi:10.26599/1671-5411.2024.02.003.
3. Đậu Đức Bảo, Hồ Thị Kim Thanh, Trần Khánh Toàn. "TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH NĂM 2021". Tạp Chí Y học Việt Nam. 2023; 522(2): 271-275. https://doi.org/ 10.51298/vmj.v522i2.4367.
4. Jobe M, Mactaggart I, Bell S, et al. "Prevalence of hypertension, diabetes, obesity, multimorbidity, and related risk factors among adult Gambians: a cross-sectional nationwide study". Lancet Glob Health. 2024; 12(1):e55-e65. doi:10.1016/S2214-109X(23)00508-9.
5. M Wleklik, R Juarez-Vela, I Uchmanowicz, M Czapla, B Uchmanowicz. "Which multimorbidity clusters in hypertensive patients are associated with longer hospital stays?". European Journal of Cardiovascular Nursing, Volume 22, Issue Supplement_1, August 2023; zvad064.078, HYPERLINK "https://doi. org/10.1093/ eurjcn/z vad064.078" https://doi. org/10.1093/eurjcn/zvad064.078 .
6. Ji, Eunjeong et al. “Effect of multimorbidity on hypertension management.” Scientific reports vol. 31 Oct. 2023; 13,1 18764., doi:10.1038/s41598-023-44813-0.
7. Tran PB, Kazibwe J, Nikolaidis GF, et al. "Costs of multimorbidity: a systematic review and meta-analyses". BMC Med 2022; 20, 234. HYPERLINK "https://doi.org/10.1186/s12916-022-02427-9" https://doi.org/10.1186/s12916-022-02427-9 .
8. Picco L, Achilla E, Abdin E, et al. "Economic burden of multimorbidity among older adults: impact on healthcare and societal costs". BMC Health Serv Res. 2016; 16, 173. HYPERLINK "https://doi.org/10.1186/s12913-016-1421-7" https://doi.org/10.1186/s12913-016-1421-7 .