ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ Ở BỆNH NHÂN TĂNG SINH LÀNH TÍNHTUYẾN TIỀN LIỆT ĐƯỢC CAN THIỆP NÚT ĐỘNG MẠCH TUYẾN TIỀN LIỆT

Tú Tâm Trịnh 1,, Hoàng Thịnh Nguyễn 1, Quốc Dũng Nguyễn 1, Xuân Hiền Nguyễn 2
1 Bệnh viện Hữu Nghị
2 Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh- Bệnh viện đa khoa Tâm Anh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ của bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt được can thiệp nút động mạch tuyến tiền liệt. Đối tượng và phương pháp:Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện trên 66 BN tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến tuyến được can thiệp nút động mạch tuyến tiền liệt tại BV Hữu Nghị từ 05/2015 đến 06/2019, mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ trước can thiệp. Kết quả: Từ tháng 05/2015 đến tháng 06/2019, có 66 BN với tuổi trung bình 73,58±7,9 tuổi,thể tích trung bình tuyến tiền liệt 62,8±29,86mL, nồng độ PSA trung bình 10±18,57ng/mL. Toàn bộ các BN đều có hội chứng đường tiểu dưới mức độ nặng (IPSS >20 điểm), trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là phổ điểm >30 với 59,1%; Tiểu rắt là triệu chứng có tần suất lớn nhất với tỉ lệ 92,4%, tiếp đến là các triệu chứng tiểu ngắt quãng 72,7% và tiểu yếu 66,7%. Dạng biến đổi hình thái tuyến tiền liệt trên cộng hưởng từ thường gặp nhất theo phân loại của Wasserman là loại 1 (28,8%) và loại 3 (37,9%), không có trường hợp nào loại 4. Tăng sinh lành tính tuyến tiền  liệt có lồi vào lòng bàng quang chủ yếu gặp ở loại 5 với 14/23 trường hợp. Trong số các trường hợp có lồi vào lòng bàng quang, lồi độ 3 (>10mm) chiếm đa số với tỉ lệ 69,6%. Kết luận: Chọn bệnh nhân can thiệp nút động mạch tuyến tiền liệt phụ thuộc nhiều yếu tố bao gồm cả triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm sinh hóa, hình ảnh với mục đích đánh giá chính xác tình trạng bệnh. Trong đó, cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh giá trị để đánh giá thể tích, hình thái, tính chất nhu mô tuyến trước can thiệp.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Garraway, W.M., G.N. Collins, and R.J. Lee, High prevalence of benign prostatic hypertrophy in the community. Lancet, 1991. 338(8765): p. 469-71.
2. Kirkham, A.P., et al., Prostate MRI: who, when, and how? Report from a UK consensus meeting. Clin Radiol, 2013. 68(10): p. 1016-23.
3. Wasserman, N.F., et al., Use of MRI for Lobar Classification of Benign Prostatic Hyperplasia: Potential Phenotypic Biomarkers for Research on Treatment Strategies. AJR Am J Roentgenol, 2015. 205(3): p. 564-71.
4. Dmochowski, R.R., Bladder outlet obstruction: etiology and evaluation. Rev Urol, 2005. 7 Suppl 6: p. S3-S13.
5. Shapiro, E., et al., The relative proportion of stromal and epithelial hyperplasia is related to the development of symptomatic benign prostate hyperplasia. J Urol, 1992. 147(5): p. 1293-7.
6. Hansford, B.G., et al., Dynamic contrast-enhanced MR imaging features of the normal central zone of the prostate. Acad Radiol, 2014. 21(5): p. 569-77.
7. Shin, S.H., et al., Defining the degree of intravesical prostatic protrusion in association with bladder outlet obstruction. Korean J Urol, 2013. 54(6): p. 369-72.
8. Topazio, L., et al., Intravescical prostatic protrusion is a predictor of alpha blockers response: results from an observational study. BMC Urol, 2018. 18(1): p. 6.