THỰC TRẠNG DỰ PHÒNG BIẾN CỐ GIẢM BẠCH CẦU TRUNG TÍNH DO HÓA TRỊ LIỆU TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Văn Thắng1,, Hoàng Thị Phương1, Trần Thị Thu Trang2, Nguyễn Thị Thảo2, Nguyễn Thị Thanh Hiền2
1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương
2 Trường Đại học Dược Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích tính phù hợp của dự phòng sốt giảm bạch cầu trung tính (BCTT) do hoá trị liệu bằng G-CSF so với khuyến cáo. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên các bệnh nhân (BN) được chẩn đoán ung thư và có chỉ định điều trị hóa chất tại khoa Phụ ung thư, bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 05/12/2023 đến 29/02/2024. Kết quả: Nghiên cứu thu thập được 127 BN, tương ứng với 609 chu kỳ. Trong đó, tỷ chủ yếu là ung thư buồng trứng (57,5%) và u nguyên bào nuôi (36,2%). Tỷ lệ các nhóm chu kỳ phân loại theo đặc điểm dự phòng G-CSF: dự phòng phù hợp (36,3%), dự phòng thừa (61,7%), dự phòng thiếu (2,0%). Dự phòng thừa xảy ra ở chu kỳ sau cao hơn chu kỳ 1 (64,1% so với 54,6%) và chủ yếu trên BN ung thư buồng trứng. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy một số yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến tỷ lệ dự phòng phù hợp như: loại ung thư, tiền sử phẫu thuật gần đây, tiền sử biến chứng giảm BCTT, nguy cơ sốt giảm BCTT của phác đồ hóa trị (p<0,05). Kết luận: Thực trạng dự phòng biến cố giảm BCTT bằng G-CSF trong thực hành lâm sàng còn có sự chưa thống nhất so với các khuyến cáo hiện nay. Xây dựng hướng dẫn dựa trên bằng chứng và điều chỉnh phù hợp với các điều kiện thực hành tại bệnh viện là một giải pháp để tối ưu hoá việc quản lý biến cố giảm BCTT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2019), Hướng dẫn thực hành Dược lâm sàng cho dược sĩ trong một số bệnh không lây nhiễm: Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. p. 327-335.
2. Bộ Y tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung bướu: Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. p. 26 - 34.
3. Lê Thái Vỹ Ly (2020) Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong dự phòng sốt hạ bạch cầu trung tính trên bệnh nhân ung thư vú điều trị bằng phác đồ AC và TC tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Khóa luận dược sĩ, Trường Đai học Dược Hà Nội, Hà Nội.
4. Trần Thị Thu Trang, Dương Khánh Linh, Đỗ Huyền Nga, Phùng Quang Toàn, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Liên Hương, (2020), "Thực trạng dự phòng biến cố giảm bạch cầu trung tính do hoá trị liệu bằng thuốc tăng sinh bạch cầu (G-CSF) trên bệnh nhân ung thư vú và u Lympho tại bệnh viện K", Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), (2), pp. 225-230.
5. Aapro M. S., Bohlius J., et al. (2011), "2010 update of EORTC guidelines for the use of granulocyte-colony stimulating factor to reduce the incidence of chemotherapy-induced febrile neutropenia in adult patients with lymphoproliferative disorders and solid tumours", Eur J Cancer, 47(1), pp. 8-32.
6. Cancer Institute NSW, Gestational trophoblastic disease high risk EMA-CO (etoposide methotrexate daCTINomycin CYCLOPHOSPHamide vinCRISTine), in EviQ. 2011.
7. National Comprehensive Cancer Network, Hematopoietic Growth Factors (Version 3.2024). 2024.
8. Norfolk & Norwich University Hospital (NHS), Guideline for the use of granulocyte-colony stimulating factor (G-CSF) in adult oncology and haematology patients 2017.
9. Smith T. J., Bohlke K., et al. (2015), "Recommendations for the Use of WBC Growth Factors: American Society of Clinical Oncology Clinical Practice Guideline Update", J Clin Oncol, 33(28), pp. 3199-212.
10. Waters G. E., Corrigan P., et al. (2013), "Comparison of pegfilgrastim prescribing practice to national guidelines at a university hospital outpatient oncology clinic", J Oncol Pract, 9(4), pp. 203-6.