SO SÁNH KHẢ NĂNG PHÁT HIỆN TÁC NHÂN GÂY BỆNH TRONG BỆNH PHẨM HÔ HẤP GIỮA HAI KĨ THUẬT LẤY ĐÀM THƯỜNG VÀ ĐÀM KÍCH THÍCH Ở BỆNH NHÂN NHIỄM HIV/AIDS MẮC VIÊM PHỔI

Võ Triều Lý1,, Nguyễn Quang Diệu2, Dương Minh Nhựt3, Vũ Thị Hiếu4
1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
2 Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford
3 Đại học Y dược Thành phồ Hồ Chí Minh
4 4Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm phổi là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhập viện và tử vong đáng kể ở những bệnh nhân nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Việc tìm ra tác nhân gây bệnh là bước quan trọng trong điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân HIV. Mục tiêu: Mô tả tỉ lệ và so sánh khả năng phát hiện các tác nhân gây bệnh trong bệnh phẩm hô hấp giữa hai kĩ thuật lấy đàm thường và đàm kích thích ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS mắc viêm phổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 96 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS viêm phổi điều trị nội trú tại khoa Nhiễm E – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2020. So sánh tỉ lệ phân lập tác nhân giữa 2 kĩ thuật lấy đàm kích thích và đàm thường bằng phép kiểm McNemar với ngưỡng có ý nghĩa thống kê p < 0,05. Kết quả: Các tác nhân được phát hiện trong dịch hô hấp của các bệnh nhân chiếm tỉ lệ lần lượt là Pneumocystis jirovecii (P.jirovecii) (50,0%), vi khuẩn (47,9%), lao (36,5%) và vi nấm (18,8%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ phát hiện P.jirovecii, tỉ lệ soi AFB dương tính, tỉ lệ cấy vi khuẩn lao, tỉ lệ thu thập được mẫu đàm đạt tiêu chuẩn và tỉ lệ cấy vi khuẩn dương tính giữa hai kĩ thuật khạc đàm thường và khạc đàm kích thích (p > 0,05). Kết luận: Tác nhân được tìm thấy trong bệnh phẩm đường hô hấp với tỉ lệ cao nhất là P.jirovecii, kế đó là vi khuẩn, lao và vi nấm. Nghiên cứu không nhận thấy sự khác biệt về khả năng phát hiện cho tất cả các tác nhân trong bệnh phẩm hô hấp giữa 2 kĩ thuật lấy đàm thường và đàm kích thích. Do đó, ở những bệnh nhân HIV/AIDS không khạc được đàm thường, có thể dùng biện pháp phun khí dung để lấy đàm kích thích. Mẫu đàm kích thích này cũng có giá trị tìm tác nhân gây bệnh tương đương với mẫu đàm thường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wolff AJ, O’Donnell AE. Pulmonary manifestations of HIV infection in the era of highly active antiretroviral therapy. Chest. 2001;120(6):1888-1893.
2. Centers for Disease Control and Prevention, National Institutes of Health, HIV Medicine Association, of the Infectious Diseases Society of America. Guidelines for Prevention and Treatment of Opportunistic Infections in HIV-Infected Adults and Adolescents with HIV. Published online 2019.
3. Hùng LM. Viêm phổi nhiễm trùng trên người nhiễm HIV/AIDS nhập viện tai thành phố Hồ Chí Minh. Đại học Y Dược TPHCM. Published online 2008.
4. Bộ Y tế. Hướng dẫn quy trình kĩ thuật Nội khoa, chuyên ngành Hô hấp. Published online 2014.
5. Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2019 va nhiệm vụ trọng tâm năm 2020, Hà Nội. Published online 2019.
6. Choe PG, Kang YM, Kim G. Diagnostic value of direct fluorescence antibody staining for detecting Pneumocystis jirovecii in expectorated sputum from patients with HIV infection. Medical Mycology. 2014;52(3):326-330.
7. Biswas S, Das A, Sinha A, Das SK, Bairagya TD. The role of induced sputum in the diagnosis of pulmonary tuberculosis. Lung India : official organ of Indian Chest Society. 2013;30(3):199-202.
8. Chuard C, Fracheboud D, Regamey C. Effect of sputum induction by hypertonic saline on specimen quality. Diagn Microbiol Infect Dis. 2001;39(4):211-214.