ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU Ở TRẺ TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI TỈNH QUẢNG NINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ nhiễm khuẩn đường tiểu trên trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại tỉnh Quảng Ninh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 161 trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại tỉnh Quảng Ninh từ 01/09/2023 đến tháng 31/08/2024. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu gặp nhiều ở trẻ nữ chiếm đa số 62,1%, tỷ lệ nam/nữ: 0,61/1, tuổi trung bình là 25,35±17,89 tháng. Triệu chứng lâm sàng có 96,9% sốt, 23,6% sốt kèm theo rét run, 19,9% mệt mỏi. Đái nhiều lần (3,7%), đái đau/khóc khi đi tiểu (3,1%), đái máu (1,9%). Xét nghiệm máu có số lượng bạch cầu trung bình 16,03±5,96, có 82,0% trẻ xét nghiệm có bạch cầu tăng, định lượng CRP cho thấy 87,0% trẻ có CRP tăng. Xét nghiệm nước tiểu: Hầu hết trẻ xét nghiệm nước tiểu đều có bạch cầu niệu (98,8%), hồng cầu niệu dương tính chiếm 58,4%. Tỷ lệ cây nước tiểu dương tính là 12,4%, kết quả cấy nước tiểu tìm được vi khuẩn gây bệnh: Vi khuẩn gây bệnh nhiều nhất là E.coli (50,0%), E.facecalis (30,0%). Kết luận: Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu gặp nhiều ở trẻ nữ. Triệu chứng lâm sàng gặp nhiều ở trẻ sốt cao, kèm rét run, tiểu nhiều lần/ khóc khi đi tiểu. Xét nghiệm máu có số lượng bạch cầu tăng, CRP tăng, xét nghiệm nước tiểu đều có bạch cầu niệu dương tính, nguyên nhân chủ yếu vẫn là E.coli.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhiễm khuẩn tiết niệu, Lâm sàng, Cận lâm sàng, Trẻ 2 tháng - 5 tuổi, Vi khuẩn E.Coli
Tài liệu tham khảo

2. Tullus K., Shaikh N. (2020), “Urinary tract infections in children”, Lancet, 395 (10237), pp. 1659-1668.

3. Stein R., Dogan H. S., Hoebeke P., et al. (2015), “Urinary tract infections in children: EAU/ ESPU guidelines”, Eur Urol, 67 (3), pp. 546-58.

4. Leung A. K. C., Wong A. H. C., Leung A. A. M., et al. (2019), “Urinary Tract Infection in Children”, Recent Pat Inflamm Allergy Drug Discov, 13 (1), pp. 2-18.

5. Bệnh viện Nhi đồng 1 (2021), "Nhiễm khuẩn tiết niệu trẻ em", Phác đồ điều trị Nhi khoa - Bệnh viện Nhi đồng 1, NXB Y học.

6. Keren R., Shaikh N., Pohl H., et al. (2015), “Risk Factors for Recurrent Urinary Tract Infection and Renal Scarring”, Pediatrics, 136 (1), pp. e13-21.

7. Trần Diệp Tuấn, Phạm Thị Minh Hồng (2020), NXB Y học, "Tiếp cận bệnh nhi bệnh thận và viêm đường tiết niệu", Giáo trình Nhi khoa tập 1. Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

8. Subcommittee On Urinary Tract Infection, Roberts K, B., Downs S, M., et al. (2016), “Reaffirmation of AAP Clinical Practice Guideline: The Diagnosis and Management of the Initial Urinary Tract Infection in Febrile Infants and Young Children 2–24 Months of Age”, Pediatrics, 138 (6), pp. e20163026.

9. Trần Đình Long (2016), Thận-Tiết niệu-Sinh dục-Lọc máu và ghép tạng trẻ em (Sách đào tạo sau Đại học), NXB Y học, tr.476.

10. Nguyễn Văn Nam, Đặng Quỳnh Trang, Lê Thị Thắm (2021), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em và mức độ nhạy cảm kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp, Đề tài cấp cơ sở, Bệnh viện Sản - Nhi TP. Vinh.
