ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN CỦA 11 MICRORNA HUYẾT TƯƠNG VÀ GIÁ TRỊ HỖ TRỢ CHẨN ĐOÁN UNG THƯ DẠ DÀY
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Ung thư dạ dày (UTDD) là một trong những loại ung thư phổ biến và gây tử vong cao tại Việt Nam, thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn do các triệu chứng ban đầu không đặc hiệu. Các microRNA (miR) tuần hoàn đã nổi lên như dấu ấn sinh học đầy hứa hẹn trong hỗ trợ chẩn đoán UTDD. Nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ biểu hiện bước đầu của 11 miR (miR-25, miR-93, miR-103, miR-106, miR-140, miR-142, miR-181, miR-182, miR-183) ở bệnh nhân UTDD so với bệnh nhân viêm dạ dày (VDD), và phân tích tiềm năng chẩn đoán UTDD của chúng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 70 người tham gia đã được tuyển chọn, bao gồm 35 bệnh nhân UTDD và 35 bệnh nhân VDD, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2023 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Mẫu huyết tương được thu thập và miRNA được tách chiết theo các quy trình chuẩn hóa. Mức độ biểu hiện của miRNA được định lượng bằng kỹ thuật RT-qPCR với bộ mồi đặc hiệu, và các phân tích thống kê được thực hiện bằng SPSS 27.0.1. Hiệu suất chẩn đoán được đánh giá qua phân tích đường cong ROC. Kết quả: Mức độ biểu hiện của miR-25, miR-103, miR-106b và miR-181 tăng cao đáng kể ở bệnh nhân UTDD so với bệnh nhân VDD (p < 0.05), với các mức thay đổi lần lượt là 2,28, 1,33, 1,45 và 3,82. Phân tích ROC cho thấy miR-181 có hiệu suất chẩn đoán cao nhất (AUC = 0,994, độ nhạy = 100%, độ đặc hiệu = 97,1%), tiếp theo là miR-25 (AUC = 0,817), miR-103 (AUC = 0.738) và miR-106b (AUC = 0,654). Kết luận: MiR-181, miR-25 và miR-103 là những biomarker không xâm lấn đầy hứa hẹn cho chẩn đoán UTDD, trong đó miR-181 có độ chính xác chẩn đoán cao nhất. Các nghiên cứu tiếp theo với số lượng mẫu lớn hơn là cần thiết để xác nhận những phát hiện này và khám phá tiềm năng ứng dụng trong phát hiện sớm và theo dõi UTDD
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư dạ dày, microRNA
Tài liệu tham khảo

2. Hao, N.B., et al., The role of miRNA and lncRNA in gastric cancer. Oncotarget, 2017. 8(46): p. 81572-81582.

3. Ning, S., et al., Clinical significance and diagnostic capacity of serum TK1, CEA, CA 19-9 and CA 72-4 levels in gastric and colorectal cancer patients. J Cancer, 2018. 9(3): p. 494-501.

4. Shrestha, S., et al., A systematic review of microRNA expression profiling studies in human gastric cancer. Cancer Med, 2014. 3(4): p. 878-88.

5. So, J.B.Y., et al., Development and validation of a serum microRNA biomarker panel for detecting gastric cancer in a high-risk population. Gut, 2021. 70(5): p. 829-837.

6. Tian, W., X. Pang, F. Luan, Diagnosis value of miR-181, miR-652, and CA72-4 for gastric cancer. J Clin Lab Anal, 2022. 36(6): p. e24411.

7. Ueda, T., et al., Relation between microRNA expression and progression and prognosis of gastric cancer: a microRNA expression analysis. Lancet Oncol, 2010. 11(2): p. 136-46.

8. Hwang, J., et al., MicroRNA Expression Profiles in Gastric Carcinogenesis. Sci Rep, 2018. 8(1): p. 14393.

9. Petrocca, F., et al., E2F1-regulated microRNAs impair TGFbeta-dependent cell-cycle arrest and apoptosis in gastric cancer. Cancer Cell, 2008. 13(3): p. 272-86.
