THỰC TRẠNG TRẦM CẢM, LO ÂU, STRESS CỦA NGƯỜI BỆNH SUY THẬN MẠN TẠI KHOA NỘI THẬN - TIẾT NIỆU - NỘI TIẾT BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2023

Trần Thu Hiền1,
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng trầm cảm, lo âu, stress của người bệnh suy thận mạn tại Khoa Nội Thận- Tiết Niệu - Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thời gian từ 01/05/2023 đến 30/06/2023 tổng có 145 người bệnh. Kết quả: Đối tượng nghiên cứu có độ tuổi từ 45 đến 60 chiếm tỷ lệ cao nhất là 50.34%. Tên 70% đối tượng trong nghiên cứu nghỉ hưu hoặc không đi làm. Gần 50% đối tượng chỉ có thu nhập dưới 5 triệu/tháng. Có 72.41% đối tượng mắc thêm 1 bệnh khác ngoài bệnh suy thận mạn. tình trạng lo âu, trầm cảm, stress ở bệnh nhân suy thận mạn là rất cao lần lượt là 65.51%; 56.55% và 51.72%.Trong đó khoảng 35% số đối tượng có biểu hiện trầm cảm nặng và rất nặng, 43,15% đối tượng có biểu hiện lo âu ở mức độ nặng và rất nặng và 26,67% đối tượng có biểu hiện Stress nặng và rất nặng. Kết luận: Qua nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ cao đối tượng suy thận mạn mắc các biểu hiện lo âu, trầm cảm, Stress. Điều dưỡng nói riêng và người nhân viên y tế nói chung cần cần tư vấn, giáo dục sức khỏe để người bệnh yên tâm điều trị, hợp tác trong quá trình điều trị, chăm sóc tại bệnh viện. Bệnh viện và các tổ chức xã hội cần tổ chức phối hợp, huy động các nguồn lực để tăng mức hỗ trợ xã hội đối với người bệnh, đặc biệt người bệnh suy thận mạn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Dung và Đỗ Thị Ngọc Thục (2021). Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan ở người bệnh suy thận lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp trong đại dịch Covid 19, Tạp chí nghiên cứu y học, 142(6), trang 142-150.
2. Ngô Huy Hoàng, Lê Thị Huyền (2016). Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới năm 2016, Tạp chí Khoa học Điều dưỡng 1(2), trang 58-65.
3. Nguyễn Danh Lâm và cộng sự (2022). Thực trạng nguy cơ Stress, lo âu, trầm cảm của học sinh trung học phổ thông huyện Yên Định, Thanh Hoa, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 516 tháng 7, số 1, trang 67 -70.
4. Ngụy Lê Phương Thảo (2024). Đánh giá thực trạng rối loạn giấc ngủ, trầm cảm và lo âu ở người bệnh đau vai mạn tính, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 534 tháng 1, số 1B, trang 155 -159.
5. Vũ Minh Tuấn và cộng sự (2024). Thực trạng lo âu, trầm cảm của người bệnh ung thư vú tại Khoa Nội 5 Bệnh viện K cơ sở Tân Triều Hà Nội, Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, 7(3), trang 86-92.
6. Vũ Hồng Vân (2021). Tỉ lệ bị rối loạn lo âu, trầm cảm ở bệnh nhân Đau thắt mạn tính do thoái hóa cột sống, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 505 tháng 8, số 1, trang 43 -45.
7. Nguyễn Thị Quỳnh Vân (2019). Tình trạng lo âu, trầm cảm, chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người bệnh Suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại Khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn thạc sĩ Điều dưỡng, Trường Đại học Thăng Long.